Friday, July 20, 2012

Kinh nghiệm mua máy Leica M

Dạo này phong trào chơi máy film trở lại có vẻ lên cao, và nhiều anh em mới chơi cũng bắt đầu có cơ hội tiếp cận đến một số dòng máy vốn dĩ rất đắt tiền trong thời kỳ của nó nhưng bây giờ thì giá mua đồ cũ cũng khá mềm rồi.

Bài lược dịch này nhằm cung cấp cho anh em một số kiến thức cơ bản khi mua máy cũ Leica M (ở đây chỉ nói đến máy film). Link gốc từ đây

Những kiểm tra cần thiết khi mua máy cũ Leica M
  1. Đừng để những khiếm khuyết thẩm mỹ làm phiền bạn, bạn có thể tiết kiệm đến 75% tiền mua máy! Miễn là thân máy hoạt động tốt, bạn cũng có thể tiết kiệm tiền của bạn mà không cần để ý đến các vết trầy xước nhỏ, các vết lõm nhỏ, hoặc khắc.
  2. Điều đầu tiên người mua có kinh nghiệm làm là lắng nghe tiếng màn trập và hoạt động của máy ở tốc độ 1 giây. Máy còn tốt sẽ có vận hành trơn tru êm ái, tương đối đúng về tốc độ. Yếu điểm của máy Leica M là tốc độ chậm, thường thì vấn đề hay gặp là quá chậm hoặc treo hoàn toàn. Chi phí sửa chữa: $ 175-200
  3. Mở nắp lưng máy và xem màn trập chạy qua tất cả các tốc độ. Mỗi khi bạn thay đổi tốc độ, bạn có thể nhận biết sự khác biệt rõ ràng ở tốc độ màn trập.
  4. Xem xét ri-đô. Hãy chắc chắn rằng các ri-đô đóng và mở hoàn toàn. Đôi khi, chúng dừng lại hoặc chỉ chạy được một phần, đặc biệt là về tốc độ chậm.
  5. Xem cạnh đóng cửa của màn trập thứ 2. Sau khi chụp, bạn KHÔNG NÊN thấy đường nối ở phía bên tay trái của màn trập. Nếu bạn thấy, nó là một dấu hiệu màn trập cần được sửa chữa.
  6. Nhìn vào màn cửa màn trập một cách cẩn thận. Cửa sau mở và không có ống kính, nhìn vào cả hai màn cửa màn trập với một ánh sáng mạnh phía sau (chiều đèn pin). Hãy chắc chắn rằng chúng không có các lỗ kim hay vết nứt. Chi phí sửa chữa: $ 200 hoặc nhiều hơn
  7. Ở tốc độ 1/15th, bạn sẽ có thể chắc chắn nghe tiếng chuyển động của hai bánh răng tốc độ khác nhau.
  8. Giữ máy ảnh ở cánh tay và nhìn vào khung ngắm từ mặt trước và sau. Khung ngắm tốt sẽ trong vắt. Việc này nhằm kiểm tra xem khung ngắm có bị nứt hay bị tách hay không. Chi phí sửa chữa: $ 400 hoặc nhiều hơn
  9. Lấy nét ở gần và xa với ống kính trên máy ảnh. Hãy chắc chắn rằng hình ảnh RF được thiết lập đúng ở vô cực và các hình ảnh khớp lên nhau. Thường thì nó sẽ đúng hoặc nếu có vấn đề thì chỉ là một điều chỉnh nhỏ.
  10. Khung ngắm của Leica M rất sáng, đặc biệt là RF hình chữ nhật. Nếu máy của bạn không sáng, thử làm sạch kính phía sau, phía trước cửa sổ ngắm, và cửa sổ RF. Nếu vẫn thấy không sáng thì bạn chiếu một đèn pin qua khung ngắm và tìm xem có mốc hay suơng mù hay không. Đôi khi các hệ khung ngắm cần phải được làm sạch - không phải là một công việc dễ dàng. NẾU bạn thấy một phần của nó là màu đen thì có nghĩa là khung ngắm đã bị tách ra hoặc hư hỏng khác. Chi phí sữa chữa RẤT đắt tiền.
  11. RF của Leica M cũng rất sáng. Nếu bạn lấy nét và hầu như không nhìn thấy hai hình ảnh chồng nhau thì rất có thể gương là cần làm sạch hoặc thay thế.
  12. Sử dụng cần xem trước frameline để xem các khung frameline thay đổi tức thì hay không.
  13. Khi lên phim thì rất trơn tru và dùng rất ít lực. Nếu một máy ảnh không hoạt động trong nhiều năm thì có thể khi lên phim sẽ nặng. Chi phí cho CLA $ 175 hoặc nhiều hơn.
  14. Với các máy M có đo sáng (M5,6,7) thì kiểm tra đo sáng của máy với một đo sáng cầm tay hoặc với một máy ảnh DSLR. Cũng nên nhớ để kiểm tra các ngăn chứa pin xem có bị rò rỉ hay không.
  15. Nếu mua máy mà thuơng lượng với người bán để bạn có thể trả lại máy sau khi chụp thử một cuộn phim.
  16. Tìm một người sửa chữa tốt Leica chi phí giá cả hợp lý. Sớm hay muộn bạn sẽ cần đến chúng, và nó dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết anh chàng sửa chữa của bạn trước. Ở Việt Nam thì ít (nếu không muốn nói là không có) người sữa chữa kinh nghiệm chuyên về Leica, mình có nghe nói về một bác trong SG có thể làm được nhưng không rõ địa chỉ. Ở Mỹ thì nhiều người làm hơn, Youxin Ye, DAG hay Sherry Krauter là một vài cái tên. (Mình đã làm ở DAG và Youxin rồi, DAG làm tốt nhưng giá cao và thời gian trả máy RẤT lâu. Youxin làm nhanh, chi phí rẻ hơn và cũng tốt)

Hy vọng bài dịch đã cung cấp cho các bạn một ít kiến thức cơ bản khi đi mua máy cũ Leica M. Chúc các bạn sớm tìm được máy như ý.

Thursday, January 12, 2012

"American girl in Italy" 60 năm sau

"American Girl in Italy, 1951 (C) 1952, 1980 Ruth Orkin

Một cô nàng kiều diễm bước xuống một con phố ở Florence, ngẩng cao đầu. Tất cả xung quanh, những gã đàn ông trở nên lóng ngóng vụng về trước dáng vẻ uyển chuyển và vẻ đẹp của nàng. Đúng lúc đấy camera đã chớp được khoảnh khắc và bức ảnh "American Girl in Italy" trở thành một trong những snapshots phổ biến nhất mọi thời đại, và bức ảnh đã bước qua tuổi 60 vào tháng 8 năm 2011. 

Bức ảnh được chụp vào năm 1951 đã bắt được hoàn hảo sự vui tươi và lãng mạn khi được đi ra nước ngoài. Vào dịp sinh nhật 60 tuổi của bức ảnh, Ninalee Craig, nhân vật chính của bức ảnh đã nói với tờ "Today" về sự việc đã xảy ra như thế nào phía sau hậu trường và cái mà bức ảnh thực sự thể hiện. 

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Today", Craig giải thích bức ảnh không phải là "một biểu tượng của một sự quấy rầy", mặc dù một số người có thể nghĩ như vậy. Craig khẳng định rằng bức ảnh là "một biểu tượng của một người phụ nữ đang có những giây phút tuyệt vời nhất". 

Craig biết chắc rằng - khi bức ảnh được thực hiện, cô ấy mới 23 tuổi và một mình du lịch vòng quanh châu Âu. Craign gặp nhiếp ảnh gia Ruth Orkin, cũng đang du lịch một mình, khi cô đang nghỉ tại một khách sạn rẻ tiền. Hai người nói chuyện với nhau về sự thích thú cũng như thử thách khi một mình lượn quanh các con phố ở Ý. Họ lên kế hoạch để chụp những bức ảnh tập trung vào chủ đề một người phụ nữ đi du lịch một mình sẽ như thế nào. 

Trong vòng hai tiếng đồng hồ, nhiếp ảnh gia và người mẫu bất đắc dĩ dạo quanh các con phố ở Florence. Họ chụp ảnh tại các khu chợ và trong các quán cà phê. Bức ảnh với khung cảnh đường phố đến một cách rất tự nhiên. Theo Craig, Orkin chỉ bấm máy có hai hình khi cô đi vào con phố đầy các gã đàn ông. Một bức đã trở thành một biểu tượng tuyệt đối. 

Về việc có hay không sự dàn dựng ở đây, Craig nói không đời nào. "Tranh cãi lớn về bức hình, điều mà mọi người luôn muốn biết là: Liệu nó có được dàn dựng hay không? Không, không, không! Bạn không thẻ có 15 gã trai trong một bức hình và chỉ có chụp có hai bức hình. Mấy gã đó đã đứng ở đấy rồi ... Điều duy nhất xảy ra là Ruth Orkin đã rất thông minh khi bảo tôi đi đi lại lại trên con phố đó." 

Cũng trong cuộc phỏng vấn, Craig cũng nhấn mạnh rằng cô không hề cảm thấy sợ hãi khi đang đi giữa những gã trai đang ngưỡng một mình. "Không một ai trong số đó đi quá giới hạn", bà nói. 

Bây giờ Craig đã là một cụ cố sống ở Toronto. Orkin, đã mất năm 1985, là đồng tác giả kịch bản và đạo diễn bộ phim được đề cử giải Oscar "Little Fugitive". Dĩ nhiên, hai người phụ nữ sẽ được nhớ đến mãi với bức ảnh vĩnh cửu, đàn dựng hay không, nó đã trong tâm trí của mọi người, mãi mãi. 

Bài dịch của Nguyễn Chí Trung, từ link gốc 
Không sao chép nếu chưa được sự chấp thuận của dịch giả.