Monday, March 26, 2007

Lại chuyện phố...




Hôm nay, tôi "độc lập tác chiến" chứ không rủ hội bạn nữa, một phần là vì lâu rồi không lang thang một mình, phần nữa là muốn test thử em D80 vừa mới tậu!
Cái không khí sau tết vốn đã nồm ẩm, nay lại được bổ sung thêm sự ướt át do những đợt mưa lun phun tưới tắm thêm. Tôi loanh quanh ở phố chợ gầm cầu, dưới ga Long Biên. Cuộc sống nơi đây vẫn cơ cực lắm. Anh phu hàng tranh thủ chút nghỉ ngơi đánh liền một giấc ngủ ngay trên đống hàng hóa, các bà các cô vẫn tần tảo bên gánh hàng rong và quán cóc vỉa hè. Đường phố nhớp nháp cộng với cái mùi ngai ngái trộn lẫn giữa đống ẩm mốc chỉ làm người ta một chút khó chịu mà thôi, dù sao thì mọi việc vẫn cứ phải tiếp diễn.


1. Tôi đứng tần ngần ở đây một lúc lâu rồi mới chụp được vài kiểu. Chị con dâu đang gội đầu cho bà mẹ chồng, có lẽ cũng đã ngoài 70 (tôi không rõ lắm nhưng đoán thế vì tóc bà cụ rất mỏng, chỉ còn lơ thơ mà thôi). Thực sự xúc động trước tình cảm giữa hai mẹ con. Đâu đấy nghe tiếng vọng lanh lảnh: "Bà cụ có ba người con dâu, đều nết na và hiền thảo cả..."


2. Câu chuyện của hai mẹ con này nhuốm đặc màu kỷ niệm, một kỷ niệm hay đơn giản chỉ là những câu chuyện đời mà hai người ôn lại với nhau.


3. Cô bé học sinh kia sau giờ tan học đang chờ bạn đến đón. Quyển truyện tranh đọc dở thỉnh thoảng lại ngắt quãng bởi cái nhìn ngóng trông.

Thursday, March 22, 2007

New camera body: Nikon D80




Above is picture of my sister, for testing only!
Eventually, I bought a new camera body, the Nikon D80, to replace the old D70 sold to a friend. It took 800$ out of my wallet. That's a considerable money at this moment but I did it. I didn't have the extreme exiting feeling like the emotion when I opened the D70 package, the first DSLR camera I had. Today, I feel so calm and cold. Okay, I got it!

Monday, March 19, 2007

Quick share-12 bức ảnh làm thay đổi thế giới




Trong số mới nhất đầu 2007, tạp chí Mental Floss bình bầu 12 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.

Mỗi tấm ảnh luôn có ngôn ngữ riêng hay ít ra cũng có thể thay thế được cả ngàn lời muốn nói. 12 tấm ảnh dưới đây luôn sáng bóng một màu thời gian. Tác dụng của chúng không chỉ nằm trong khung kính thưởng lãm mà còn có giá trị góp phần làm thay đổi thế giới, làm lộ ra những lớp rỉ sét bên trong khung thép hào nhoáng của xã hội.

1. Bức ảnh tôn vinh Phóng viên chiến trường

Soạn: HA 1001455 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Bãi biển Omaha, Normandy, Pháp", Robert Capa, 1944

"Nếu bức ảnh của bạn chưa tốt đó là do bạn đứng không gần chủ thể", đó là câu nói nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng. Đó là ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng minh đổ bổ vào bãi biển Ohama và Robert Capa đã dùng đủ 4 cuộc phim của mình ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến.

Ông đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt.

Bức ảnh này đã làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ.

Robert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải mìn ở Thái Bình.

2. Bức ảnh chân dung khắc đậm nét u hoài

Soạn: HA 1001461 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Bà mẹ di cư", Dorothea Lange, 1936

Có thể sau đó còn rất nhiều bức chân dung thể hiện rất nhiều tầng cảm xúc ra đời nhưng bức ảnh này nằm ở phần ấn tượng đầu tiên về khắc họa chân dung. Người mẹ và đàn con bơ vơ vì mất chồng, mất cha.

Người đàn bà tên Florence Owens Thompson, chồng bà vừa chết vì bệnh lao để lại 7 đứa con thơ. Vẻ mặt của người đàn bà và những cái đầu gục xuống bờ vai đã gây nên một sự thương tiếc lớn lao và cũng trở thành món hàng để ngã giá trên bàn cờ chính trị nước Mỹ khi ấy. Cho dù sau đó được giúp đỡ nhưng bà mẹ và 7 đứa con cũng ra đi khỏi trại tị nạn và phải đến 40 năm sau mới chịu xuất hiện lại trên báo chí.

3. Bức ảnh tả rõ bộ mặt chiến trường

Soạn: HA 1001469 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863

Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.

4. Bức ảnh làm kết thúc cuộc chiến

Soạn: HA 1001475 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Tướng quân đội Sài Gòn bắn chết một chiến sĩ giải phóng", Eddie Adams, 1968

Bức ảnh này đã gây sửng sốt cho toàn thế giới vào năm 1968 và chỉ một năm sau đã mang đến cho Eddie Adams giải thưởng Pulitzer.

Đó là hình ảnh tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan cầm súng ngắn tử hình chiến sĩ giải phóng Bảy Lốp hồi Tết Mậu Thân 1968.

5. Bức ảnh lãng mạn nhất

Soạn: HA 1001483 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Ngày chiến thắng, Quảng trường Thời Đại, 1945", Alfred Eisenstaedt, 1945

Đó là ngày 14/8/1945 khi tin tức quân Nhật đầu hàng Đồng minh loan về, nụ hôn của một chàng thủy thủ với cô y tá lên trang bìa rất nhiều trang báo để loan tin chiến thắng. Một nụ hôn tình cờ nhưng trong giờ phút lịch sử ấy, đó là chất xúc tác để làm nên một nụ hôn đi vào huyền thoại.

6. Bức ảnh làm nhấn chìm cả một nền công nghiệp

Soạn: HA 1001489 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Hindenburg", Murray Becker, 1937

Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/51937 mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất.

Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí chìm nghỉm, đóng cửa vì biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.

7. Bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất

Soạn: HA 1001497 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"The Tetons - Snake River", Ansel Adams, 1942

Đây là bức ảnh mà gần 70 năm sau, gần 300 người với những máy ảnh chuyên nghiệp nhất cùng với những máy đo sáng tốt nhất, đứng cùng ở vị trí ấy, cùng thời điểm ấy mà... không chụp lại được.

Ansel Adams chụp bức ảnh này vào năm 1942 với một độ sáng của ngọn núi phía xa cùng sự uốn lượn của dòng sông trước mặt mà hậu thế phải lắc đầu lè lưỡi. Đó là một "Bài thơ tuyệt phẩm của thiên nhiên", là vinh dự mà không ai có thể có được một lần thứ hai.

8. Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi

Soạn: HA 1001503 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Thi hài của Che Guevara", Freddy Alborta, 1967

Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.

Nhưng việc giết đi một huyền thoại là tạo cho dày thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.

9. Thiên tài cũng là người

Soạn: HA 1001507 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Einstein thè lưỡi", Arthur Sasse, 1951

Bạn nghĩ trở thành một thiên tài có nghĩa tất cả mọi thứ sẽ không giống người thường? Nhầm đấy, hãy ngắm Einstein với cái lưỡi ló rạng ngay khóe môi, trông ông có khác nào một em bé?

10. Bức ảnh siêu thực

Soạn: HA 1001509 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Dalí Atomicus", Philippe Halsman, 1948

Cái siêu thực ở đây được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.

11. Bức ảnh gây ngộ nhận

Soạn: HA 1001511 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Quái vật hồ Loch Ness", Ian Wetherell, 1934

Huyền thoại về hồ Loch Ness ở Scotland có con thủy quái từng làm bao người sợ hãi và mức độ kinh hoàng càng tăng cao khi Ian Wetherell tung bức ảnh của mình ra trước công chúng. Nhờ bức hình ấy mà cả một ngành du lịch thu lợi nhuận khổng lồ bởi sự tò mò của người dân.

Đến bây giờ vẫn chưa chứng thực được bức ảnh là ghép hay thật nhưng người ta chứng minh được chẳng có thủy quái nào ở cái hồ nổi tiếng ấy. Song một khi đã trở thành huyền thoại thì nó chẳng bao giờ sợ mất khách.

12. Bức ảnh ứng báo tương lai

Soạn: HA 1001513 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Le Violon d’Ingres", Man Ray, 1924

Trước khi có photoshop thì việc xử lý hình ảnh đã có... May Ray. Tất nhiên không phải ông dùng kỹ xảo nhưng ông là bậc thầy của môn tạo thị giác. Những bức ảnh của ông luôn trung thực nhưng bố cục, màu sắc, chủ thể luôn mang một thông điệp bổ sung nhau.

"Cây đàn violin" là một trong những tác phẩm để đời của ông, dựa trên sự mềm mại, thanh nhã, gợi cảm và quyến rũ của eo lưng người phụ nữ, gây một cảm giác hút mắt mỗi khi nhìn vào.

Theo VietnamNet.

Thursday, March 8, 2007

8/3 thì đàn ông nên như thế này...

Nói tóm lại là không nên hô hào khẩu hiệu nhiều quá, cụ thể hóa hành động đi các quý ông ơi. Chúc mừng chị em - một nửa quan trọng hơn của cuộc sống. Tôi gửi lời chúc đến những người phụ nữ quanh tôi với niềm mong ước trẻ-khỏe-đẹp-xinh tươi dài lâu. Và tất nhiên là sẽ có những hành động cụ thể hóa lời chúc đó.




Happy women's day!

Người ta, mùng 8 tháng 3
Chị em phụ nữ đi ra đi vào,
Bao năm chẳng hiểu thế nào
Chị em phụ nữ cứ vào lại ra.
Hiện đại như ở nước Nga
Chị em phụ nữ hết ra thì vào
Trầm tư như ở nước Lào
Chị em phụ nữ cũng vào lại ra
Xa xa ở tận Cu Ba
Chị em phụ nữ vừa ra lại vào
Gần gần như ở Hàng Đào
Chị em phụ nữ vừa vào đã ra...

Tuesday, March 6, 2007

Motorola phone trên nền Linux




Điện thoại Mororola trên nền Linux làm nản lòng nhà phát triển thứ ba.



Tác giả:
Nathan Willis



Lần đầu tiên Motorola loan báo ý định của họ trong việc chuyển các điện thoại ”thông minh” sang nền nhúng Linux vào năm 2003. Điện thoại đầu tiên xuất hiện trên thị trường là A760 trong quý 4 cùng năm. Ngày nay, có hàng tá hay đại loại như vậy (số sản phẩm khác nhau trên các thị trường khác nhau và sự khác biệt nho nhỏ về phần cứng cũng dẫn đến các thống kê khác nhau), nhưng hầu như không có sự một môi trường đáng kể nào cho các ứng dụng bên thứ 3 hay các nhà phát triển. Phải chăng Motorola chuyển sang Linux là một điểm sáng của công ty nhưng lại bỏ qua người dùng cuối?

Điều này không có nghĩa là không có sự nghiên cứu phát triển trên những dòng điện thoại này. Có khá nhiều cộng đồng những hacker tâm huyết với Linux trên MotorolaFans.com, và Harald Welte từ GPL-violations.org đã bắt đầu một dự án OpenEZX với hy vọng phát triển một môi trường khác hoàn toàn miễn phí cho những dòng điện thoại này. Nhưng có vẻ như Motorola đang cản trở hơn là khuyến khích những lập trình viên phát triển trên nền Linux.

Phần Nhân (kernel)

Lấy ví dụ về mã nguồn của nhân. Motorola cộng tác với nhà phân phối các sản phẩm nhúng Linux MontaVista để sản xuất điện thoải, điển hình là A780 và E680 có vẻ như dùng một nhân Linux 2.4.20 và các thư viện chuẩn. Nhưng một nhà phát triển tại Motorolafans.com kể lại cá quy trình rắc rối khi anh ta yêu cầu mã nguồn cho máy E680, trong khi nhẽ ra Motorola phải cung cấp theo các điều khoản GPL. Thư từ qua lại hơn hai tháng, Motorola chỉ cung cấp mã nguồn qua CD chứ không phải là chuyển theo đường điện tử, và khi CD đến nơi, Motorola tuyên bố nó có giá 200 USD, buộc nhà phát triển đến đại lý và trả thuế nhập khẩu nếu muốn nhận nó.

Cuối cùng anh ta có mã nguồn, và dĩ nhiên, dẫn đến một số khám phá thú vị rất nhiều tiềm năng về cải tiến cho dung lượng bộ nhớ - Motorola hẳn phải rất hài lòng về điều này. Dự án OpenEZX của Welte đang cố gắng xây dựng một loạt nhân 2.6 cho các thiết bị; các nhóm khác đã biên dịch các nhân hỗ trợ các định dạng file khác nhau hoặc thêm các driver cho các thiết bị phần cứng khác thông qua cổng card SD (Secure Digital).

Mã nguồn cho E680A760 hiện đã có trên SourceForge, các hướng dẫn khai thác điện thoại đã có trên diễn đàn của Motorolafans.com. Nhưng ngay cả khi bạn có thể lấy một lệnh bash và một chương trình chạy trên cơ cấu dòng lệnh, thì đa số người dùng vẫn muốn các ứng dụng mới có thể chạy trên điện thoại của họ với giao diện đồ họa quen thuộc.

Các ứng dụng

Linuxdevices.com thuật lại rằng Mark VandenBrink, người quản lý của Motorola, nói rằng công ty không mặn mà với việc sản xuất úng dụng gốc cho điện thoại dòng Linux, bởi vì sự liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, và muốn các nhà phát triển trung thành với các ứng dụng Java.

Ngược lại thì Symbian, hãng đã cung cấp các tài liệu miễn phí và các gói phát triển phần mềm cho tất cả điện thoại trên nền tảng của họ, nhằm khuyến khích cá nhà phát triển thứ 3, Micorosoft cũng hành động tương tự với Windowds Mobile.

Trên quan điểm người dùng, Motorola chọn Qtopia và Qt/Embedded của Trolltech, nhưng lại tạo các ứng dụng chính của điện thoại lên trên cùng lớp thêm vào, ví dụ như EZX, là các ứng dụng không được công bố đại chúng.

Do vậy, bất chấp các công cụ từ Trolltech và quyền truy cập vào mã nguồn của nhân, các nhà phát triển ở MotorolaFans.com vẫn chưa thành công trong việc viết ứng dụng Qt. Một vài người đã thành công khi chạy bản OPIE phân phối cho PDA từ thẻ nhớ của điện thoại, nhưng muốn vậy thì phải tắt máy và bỏ đi tính năng đàm thoại của điện thoại – thật khó có thể là sự thỏa hiệp đáng giá được.

Câu hỏi đặt ra

Có lẽ Motorola tiết kiệm ngân sách trong việc chi trả phí bản quyền từ việc dùng Linux trong các điện thoại của họ. Nhưng ba năm kể từ lần đầu tiên thông báo sự chuyển đổi của công ty, người dùng vẫn chưa thể thấy được một lợi ích đáng kể nào cho họ.

Như đã thừa nhận, giấy phép GPL yêu cầu Motorola phải cung cấp mã nguồn công ty dùng trong điện thoại của mình cho khách hàng yêu cầu nó, nhưng đừng mong đợi họ có thể chơi đẹp trong việc này, đã trở nên ít hữu ích. Thật là hoang mang là tại so công ty lại không thể thấy các lợi ích từ việc hấp dẫn những nhà phát triển Linux đến với các sản phẩm của họ.

Lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng TiVo, Zaurus và các công ty tiêu dùng khác đã tăng lợi nhuận bởi việc khuyến khích việc hack các mã nguồn mở. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Motorola như Symbian và Microsoft đã có một sự vượt trội về các phần mềm thứ ba kèm theo. Có rất nhiều các trang web nhiệt tình một cách thầm lặng để giúp người dùng có thể tìm kiếm, tải về và dùng các ứng dụng thứ ba.

Câu hỏi lớn đặt ra là, Motorola được lợi gì trong việc làm bế tắc nhiệt huyết của các nhà phát triển nghiên cứu phần mềm cho hệ máy của họ?

____________________________________________________________________



Dịch từ
bản gốc bởi KCS, không được sao chép nếu như không có sự đồng ý của người dịch cũng như tác giả của bài viết.






Bạn đang dùng điện thoại của hãng nào?




Motorola

2


Nokia

4


Samsung

0


Sony-Ericsson

1


Hãng khác

0





Sign in to vote

Sunday, March 4, 2007

Ra giêng ngày rộng tháng dài




Như bất cứ lễ hội nào Tết cũng có những thủ tục và những điều kiêng kị. Thủ tục tắm gội tất niên, mặc quần áo mới, nói lời hay ý đẹp, chúc tụng nhau năm mới, hái lộc, xuất hành, khai bút.v.v... Đời Lý Trần có tục lệ rất hay: Trai gái nhà nghèo tự ý ăn ở lấy nhau lúc Giao thừa. Kiêng kị ăn nói thô tục rất thường xảy ra trong dân dã đời thường, kiêng quét nhà đổ rác ngày đầu năm mới (sợ mất lộc), người có tang kiêng đến nhà người khác đầu năm mới v.v...

Sau 3 ngày hay 5 ngày, người ta làm lễ và cỗ cúng “hoá vàng”, đốt tiền giấy và tiễn tổ tiên về lại thế giới của người đã khuất. Từ dương cơ người đang sống, tổ tiên trở lại chốn âm phần.

Từ phút Giao thừa, sự sống hồi sinh tới ngày 7 thì được coi là hoàn toàn hồi phục.

Mồng 7 tết là ngày Khai hạ, hạ nêu coi như mừng kết thúc Tết. Người ta lại làm lễ “mở cửa rừng” nơi rừng núi để dân đi lại vào rừng tự do. Người ta lại làm lễ “khai ấn” ở các công thự quan lại và triều đình.

Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục...

Ngày xưa “ra Giêng ngày rộng tháng dài”, cái Tết chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, người ta bước vào mùa Hội hè đình đám, mùa sinh hoạt cộng đồng với “gái tháng Hai giai tháng Tám”: Hội xoan đất Tổ quan họ Bắc Ninh, hội pháo Đồng Kỵ ngay từ mồng 4 Tết (là sinh hoạt cộng đồng sớm nhất) và các “hội làng” rải rác suốt mấy tháng Xuân; Người ta trẩy hội chùa Hương tháng Hai cho đến hội chùa Dâu tháng Tư và chỉ kết thúc với hội Gióng, hội Đầu mùa mưa.

Photobucket - Video and Image Hosting

Sau đó lại là một mùa làm ăn mới, với bao nỗi lo âu và bất trắc...
___________________________________________________________________________
Trích từ bài viết của Giáo Sư Trần Quốc Vượng. Các bạn có thể đọc toàn bộ tại đây.
Ảnh chụp tại chùa Keo - Bắc Ninh vào dịp rằm tháng Giêng năm Đinh Hợi 3/2007

Thursday, March 1, 2007

Chuyện báo chí (hay là những trò lừa bịp hài hước)

Đón năm mới nơi cực Bắc Tổ quốc

TPO - 9 gương mặt, mỗi người một nghề, một nơi công tác khác nhau, nhưng chung niềm đam mê du lịch và đặc biệt yêu cảnh đẹp quê hương, đã cùng nhau lên đường ngày đầu năm đến cực Bắc của Tổ quốc.

Bên cột cờ Lũng Cú – Cực Bắc Tổ quốc

Đến Hà Giang với Quản Bạ, Đồng Văn, Lũng Cú- hình ảnh lá cờ kiêu hãnh bay cao đã mang lại cho họ những cảm xúc thiêng liêng, thêm yêu đất nước.

Khởi hành trong giá rét

Từ Hà Nội, chuyến xe lăn bánh mang theo sự hưng phấn và những thôi thúc khát khao khám phá của chúng tôi. Đường dài, trăng sáng, ai nấy đều vui và dự cảm về chuyến đi tốt đẹp.

Khoảng 1h30 sáng, chúng tôi đến Hà Giang sau chặng đường dài 7 tiếng đồng hồ. Mệt, lạnh, chúng tôi ngủ trong tiếng ngáy ầm ỹ. Vậy mà sáng sớm, chúng tôi háo hức đến cổng trời Quản Bạ, cách thị xã Hà Giang 40km.

Quản Bạ nơi chúng tôi dừng chân có độ cao so với mực nước biển là 1.500m. Bắt đầu thấy lạnh, nhiệt độ lúc này khoảng mươi độ C nhưng không làm giảm đi nhiệt huyết đang hừng hực trong lòng mỗi người.

Lên cổng trời Quảng Bạ

Thưởng thức khoảnh khắc quý giá nơi cổng trời, cả đoàn tiến thẳng tới cao nguyên Đồng Văn nơi có địa danh khá nổi tiếng vì những cảnh quay đẹp trong bộ phim “Chuyện của Pao”: Phố Cáo.

Hiện tượng tự nhiên khiến các bạn trẻ thích thú, đá tai mèo khu vực này rất nhiều thay vào đó là sự thưa dần của ruộng bậc thang. Người dân ở đây phần lớn là đồng bào dân tộc Mông, họ sống nhờ những nương ngô trồng xen trong những hốc đá tai mèo.

Lên cổng trời Quảng Bạ

Một lễ chào cờ đặc biệt

Háo hức được đến địa danh đặc biệt của đất nước, cả đoàn dậy sớm rồi lên đường. Đích đến là Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc, vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và thắng cố, của những nét văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là đồn Biên Phòng Lũng Cú để làm thủ tục thăm quan.

Từ xa đã nhìn thấy lá cờ tổ quốc trên đỉnh núi đang kiêu hãnh tung bay trong gió. Lá cờ bằng lụa dài 9m rộng 6m thường trực ở trên điểm cực Bắc của Tổ quốc như một cột mốc quan trọng của chủ quyền lãnh thổ. Đến đây, chúng tôi mới biết, khoảng một tuần phải thay cờ vì gió quá mạnh và thổi liên hồi, miếng vải lụa không thể chịu đựng được lâu ngày ở vị trí khắc nghiệt.

Leo lên đỉnh núi, dưới chân ngọn cờ là thung lũng Lô Lô nhìn ngút tầm mắt. Trời nắng, gió và lạnh... chúng tôi háo hức gọi điện về cho người thân trong gia đình thông báo mình đang đứng ở địa danh đặc biệt của Tổ quốc. Ai cũng muốn là người đầu tiên được leo lên cột cờ thiêng liêng ấy nhưng rốt cuộc, thành viên nữ duy nhất trong đoàn, Phạm Thị Nga là người nhanh chân nhất.

Đoàn chúng tôi thi nhau trèo lên cột cờ để tận hưởng cảm giác mạnh và linh thiêng. Thật may mắn hay đó là món quà trời ban, trời đẹp với trời xanh, mây trắng, nắng vàng pha với cảm giác tự hào dân tộc. Trong ánh nắng như rót mật giữa mùa xuân, ai cũng nao nao...

Ôm lấy ngọn cờ Tổ quốc, kỹ sư Nguyễn Lê Tùng - Phó GĐ Trung tâm công nghệ công trình ngầm- Cty tư vấn Công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (Bộ Xây Dựng) rưng rưng nghẹn lời. Trương Chí Hùng- Cty Kiểm định xây dựng (Bộ Xây dựng) lặng lẽ ôm lá cờ trong lòng tràn ngập cảm xúc da diết, nhớ thương khi anh và gia đình sắp phải xa Tổ quốc để công tác ở nước ngoài.

Peter, anh chàng người Hà Lan say mê cảnh sắc Việt Nam phải thốt lên: “Các bạn trẻ Việt Nam thật hạnh phúc! Đất nước các bạn không chỉ đẹp mà còn hấp dẫn bởi sự thanh bình”.

Xuống khỏi cột cờ, tuy không cùng nhau hát Quốc ca nhưng trong lòng chúng tôi, mỗi người có cách chào cờ của riêng mình. Yên lặng, thiêng liêng rồi vỡ oà, mấy người trong chúng tôi vươn vai hét lên vui sướng: “Ôi Lũng Cú. Tổ quốc Việt Nam thân thương ơi, tôi đã được đến được cực Bắc của đất nước rồi...” Đó quả là một kỷ niệm ấn tượng đón năm mới tràn ngập cảm xúc.

Phương Hiếu
Ghi theo lời kể của các thành viên
__________________________________________________________________
Tôi không bình luận gì thêm, chỉ cảm thấy thật hài hước. Nhường lời bình cho các bạn. Bản gốc đăng ở đây.
Lại một lần nữa, tôi lên mặt báo.