Tuesday, March 6, 2007

Motorola phone trên nền Linux




Điện thoại Mororola trên nền Linux làm nản lòng nhà phát triển thứ ba.



Tác giả:
Nathan Willis



Lần đầu tiên Motorola loan báo ý định của họ trong việc chuyển các điện thoại ”thông minh” sang nền nhúng Linux vào năm 2003. Điện thoại đầu tiên xuất hiện trên thị trường là A760 trong quý 4 cùng năm. Ngày nay, có hàng tá hay đại loại như vậy (số sản phẩm khác nhau trên các thị trường khác nhau và sự khác biệt nho nhỏ về phần cứng cũng dẫn đến các thống kê khác nhau), nhưng hầu như không có sự một môi trường đáng kể nào cho các ứng dụng bên thứ 3 hay các nhà phát triển. Phải chăng Motorola chuyển sang Linux là một điểm sáng của công ty nhưng lại bỏ qua người dùng cuối?

Điều này không có nghĩa là không có sự nghiên cứu phát triển trên những dòng điện thoại này. Có khá nhiều cộng đồng những hacker tâm huyết với Linux trên MotorolaFans.com, và Harald Welte từ GPL-violations.org đã bắt đầu một dự án OpenEZX với hy vọng phát triển một môi trường khác hoàn toàn miễn phí cho những dòng điện thoại này. Nhưng có vẻ như Motorola đang cản trở hơn là khuyến khích những lập trình viên phát triển trên nền Linux.

Phần Nhân (kernel)

Lấy ví dụ về mã nguồn của nhân. Motorola cộng tác với nhà phân phối các sản phẩm nhúng Linux MontaVista để sản xuất điện thoải, điển hình là A780 và E680 có vẻ như dùng một nhân Linux 2.4.20 và các thư viện chuẩn. Nhưng một nhà phát triển tại Motorolafans.com kể lại cá quy trình rắc rối khi anh ta yêu cầu mã nguồn cho máy E680, trong khi nhẽ ra Motorola phải cung cấp theo các điều khoản GPL. Thư từ qua lại hơn hai tháng, Motorola chỉ cung cấp mã nguồn qua CD chứ không phải là chuyển theo đường điện tử, và khi CD đến nơi, Motorola tuyên bố nó có giá 200 USD, buộc nhà phát triển đến đại lý và trả thuế nhập khẩu nếu muốn nhận nó.

Cuối cùng anh ta có mã nguồn, và dĩ nhiên, dẫn đến một số khám phá thú vị rất nhiều tiềm năng về cải tiến cho dung lượng bộ nhớ - Motorola hẳn phải rất hài lòng về điều này. Dự án OpenEZX của Welte đang cố gắng xây dựng một loạt nhân 2.6 cho các thiết bị; các nhóm khác đã biên dịch các nhân hỗ trợ các định dạng file khác nhau hoặc thêm các driver cho các thiết bị phần cứng khác thông qua cổng card SD (Secure Digital).

Mã nguồn cho E680A760 hiện đã có trên SourceForge, các hướng dẫn khai thác điện thoại đã có trên diễn đàn của Motorolafans.com. Nhưng ngay cả khi bạn có thể lấy một lệnh bash và một chương trình chạy trên cơ cấu dòng lệnh, thì đa số người dùng vẫn muốn các ứng dụng mới có thể chạy trên điện thoại của họ với giao diện đồ họa quen thuộc.

Các ứng dụng

Linuxdevices.com thuật lại rằng Mark VandenBrink, người quản lý của Motorola, nói rằng công ty không mặn mà với việc sản xuất úng dụng gốc cho điện thoại dòng Linux, bởi vì sự liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, và muốn các nhà phát triển trung thành với các ứng dụng Java.

Ngược lại thì Symbian, hãng đã cung cấp các tài liệu miễn phí và các gói phát triển phần mềm cho tất cả điện thoại trên nền tảng của họ, nhằm khuyến khích cá nhà phát triển thứ 3, Micorosoft cũng hành động tương tự với Windowds Mobile.

Trên quan điểm người dùng, Motorola chọn Qtopia và Qt/Embedded của Trolltech, nhưng lại tạo các ứng dụng chính của điện thoại lên trên cùng lớp thêm vào, ví dụ như EZX, là các ứng dụng không được công bố đại chúng.

Do vậy, bất chấp các công cụ từ Trolltech và quyền truy cập vào mã nguồn của nhân, các nhà phát triển ở MotorolaFans.com vẫn chưa thành công trong việc viết ứng dụng Qt. Một vài người đã thành công khi chạy bản OPIE phân phối cho PDA từ thẻ nhớ của điện thoại, nhưng muốn vậy thì phải tắt máy và bỏ đi tính năng đàm thoại của điện thoại – thật khó có thể là sự thỏa hiệp đáng giá được.

Câu hỏi đặt ra

Có lẽ Motorola tiết kiệm ngân sách trong việc chi trả phí bản quyền từ việc dùng Linux trong các điện thoại của họ. Nhưng ba năm kể từ lần đầu tiên thông báo sự chuyển đổi của công ty, người dùng vẫn chưa thể thấy được một lợi ích đáng kể nào cho họ.

Như đã thừa nhận, giấy phép GPL yêu cầu Motorola phải cung cấp mã nguồn công ty dùng trong điện thoại của mình cho khách hàng yêu cầu nó, nhưng đừng mong đợi họ có thể chơi đẹp trong việc này, đã trở nên ít hữu ích. Thật là hoang mang là tại so công ty lại không thể thấy các lợi ích từ việc hấp dẫn những nhà phát triển Linux đến với các sản phẩm của họ.

Lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng TiVo, Zaurus và các công ty tiêu dùng khác đã tăng lợi nhuận bởi việc khuyến khích việc hack các mã nguồn mở. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Motorola như Symbian và Microsoft đã có một sự vượt trội về các phần mềm thứ ba kèm theo. Có rất nhiều các trang web nhiệt tình một cách thầm lặng để giúp người dùng có thể tìm kiếm, tải về và dùng các ứng dụng thứ ba.

Câu hỏi lớn đặt ra là, Motorola được lợi gì trong việc làm bế tắc nhiệt huyết của các nhà phát triển nghiên cứu phần mềm cho hệ máy của họ?

____________________________________________________________________



Dịch từ
bản gốc bởi KCS, không được sao chép nếu như không có sự đồng ý của người dịch cũng như tác giả của bài viết.






Bạn đang dùng điện thoại của hãng nào?




Motorola

2


Nokia

4


Samsung

0


Sony-Ericsson

1


Hãng khác

0





Sign in to vote

3 comments:

kiemchacsu said...

Tôi dịch bài này bởi lẽ tôi là người đã xài Motorola Linux từ 2 năm nay, từ E680/i cho đến A780. Có lẽ dòng điện thoại này chỉ thích hợp cho những người như bọn tôi, thích mày mò lọ mọ, chứ còn nếu mua về mà để nguyên vậy thì chẳng khác gì một cục gạch đần độn.
Mặc dù vậy, đôi lúc tôi cũng thấy ghen tị với các dòng khác như Symbian hay Windows Mobile bởi tính đa dụng và phong phú của nó. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu thích Moto, đơn giản đó là đam mê.

oops said...

tớ dùng cái loại motor nhưng ko chạy linux nên pó tay thôi! Khi dùng linux thì giá thành sản phẩm có phần hạ hơn so với các sp khác dùng window nên được cái là rẻ mà vẫn đầy đủ chức năng đồng thời kích thích nhu cầu chia sẻ các ứng dụng do cá nhân sáng tạo cho riêng cái điện thoại của mình không giống ai :))

phuketcau (slab) said...

Tớ dùng nhiều phết, nhưng chả cái nào có hệ điều hành cả.
1. Samsung T400
2. Nókìa 8210 (mất T400)
3. Siemens T42
4. Motorola V3
5. Sony-Ericsson K750i
6. Nókìa 6330 (mất K750i)
Nói chung nhu cầu bây h là nghe, gọi, nhắn tin nên với cái máy gần tuần mới phải sạc 1 lần như hiện hay là rất hài lòng rồi.
Hôm trước đọc 1 blog ở đâu đó, thấy bảo những người làm ăn thường dùng máy chỉ có 3 chức năng cơ bản nêu trên, vì trong công việc cần giữ bí mật thì đối tác sử dụng các loại máy có nhiều chức năng ghi, chụp, quay phim sẽ rất bị nghi ngờ.
Dù sao thì nó cũng chỉ là sở thích và nhu cầu cá nhân thôi.