Tuesday, January 12, 2021

MÀU CHUẨN CỦA FILM

MÀU CHUẨN CỦA FILM (khi số hóa âm bản film)

Ai chụp film màu chắc hẳn đã từng thắc mắc: màu film thế nào là chuẩn? Cá biệt hơn nhiều bạn còn tranh luận nảy lửa vấn đề thế nào là màu gốc của film.
Nếu bạn không thích đọc dài dòng thì câu trả lời ngắn gọn là: KHÔNG CÓ MÀU CHUẨN CỦA FILM (ÂM BẢN) KHI SỐ HOÁ FILM.



Dài dòng hơn thì đây là giải thích của Kodak trong tài liệu kỹ thuật của họ:
Do không có tiêu chuẩn nào để xác định các bộ lọc màu mà máy quét phim sử dụng để ghi lại thông tin màu đỏ, xanh lục và xanh lam của hình ảnh phim, mỗi máy quét của nhà sản xuất có một đầu ra đặc trưng riêng. Đầu ra phụ thuộc vào độ nhạy quét của máy quét đối với thuốc nhuộm trong phim. Độ nhạy này được xác định bởi phân bố quang phổ của các bộ lọc màu và / hoặc độ nhạy phổ của thiết bị CCD (charge-coupled- device). Ngoài ra, các thông số kỹ thuật quang phổ này, đầu ra của máy quét phụ thuộc vào các look-up tables hoặc ma trận mà máy quét sử dụng để xuất thông tin hình ảnh. Những ma trận này là một phần của chương trình "plug-in" dùng trong phần mềm được thiết kế để xử lý hình ảnh, hay ROM có thể cập nhật đi kèm với thiết bị hoặc thuật toán cố định để hiệu chỉnh và cân bằng, tương tự như các thiết bị được sử dụng trong thiết bị in màu chụp ảnh.
Việc chỉ định profile phim màu âm bản tổng quát có sẵn với phần mềm máy quét chỉ là điểm khởi đầu. Bạn có thể điều chỉnh cân bằng màu, độ tương phản và độ sáng phụ thuộc ý thích của bạn bằng cách sử dụng các điều khiển quét của máy quét trong quá trình quét; hoặc bằng cách sử dụng chương trình phần mềm xử lý ảnh sau này.
Một số máy quét cho phép bạn sử dụng các chương trình Plug-in để thực hiện hiệu chỉnh dựa trên D-min của dilm. Do các loại phim âm bản màu khác nhau có colored-coupler masks khác nhau, nên cân bằng D-min tối ưu là khác nhau đối với từng loại phim. Do đó, để có kết quả tốt nhất, hãy thiết lập một profile cụ thể cho từng loại phim bạn đang quét.

Saturday, January 9, 2021

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI TRÁNG FILM

Chụp film là một quá trình trải nghiệm của cảm giác, từ cú bấm máy bạn chỉ mường tượng ra sản phẩm của mình như thế nào thôi chứ không biết chính xác cho đến khi film được tráng. Vỡ òa sung sướng, ok fine chúc mừng bạn với dự tính của mình (thậm chí còn hơn cả dự tính); nhưng thất vọng cũng không phải ít, có phải không? ILFORD đã tổng hợp các lỗi thường gặp sau đây để các bạn xem xét đối chiếu và rút kinh nghiệm cho các lần sau, #buyfilmshootfilm dịch và biên tập lại.

Film trắng hoàn toàn - không có hình cũng như các ký hiệu trên rìa film

.
film hoàn toàn trắng tinh


Trường hợp này film hoàn toàn không được tráng chút nào, khả năng cao là bạn nhầm fixer hoặc nước lã thay cho bước hiện hình đầu tiên. Kinh nghiệm là đánh ký hiệu các dung dịch hóa chất sao cho dễ phân biệt, vậy thôi.

Rìa film có thông tin nhưng không có hình ảnh trên film

Trường hợp này là bạn lắp film chưa đúng, khi lên film không cuốn được film. Kinh nghiệm là kiểm tra khi lắp phim vào máy, bấm 1 vài nhát thấy cần tua film quay theo khi lên film thì yên tâm rồi nhé

âm bản trắng, hiện rõ ký hiệu bên rìa film

Film lên hoàn toàn đen, mù mờ hoặc mù một phần

Trường hợp này film đã bị lộ sáng vì một số nguyên nhân:

  • khi lắp film vào máy ảnh
  • khi lắp film vào tank tráng film
  • film bị để ra ngoài sáng lâu mà không được che chắn kỹ

Để tránh trường hợp này thì bạn nên bảo quản film ở nơi mát và không bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi load film vào tank tráng phải tối hoàn toàn.



Âm bản quá đậm

Âm bản “dày” hơn mong muốn có thể do bạn chụp dư sáng. Có thể do lỗi đo sáng hay cách đọc thông số không đúng. No cũng có thể do quá trình tráng film với một số nguyên nhân sau đây:

  • Thời gian tráng film quá dài
  • Nhiệt độ khi tráng quá cao
  • Tỉ lệ dung dịch tráng quá đậm đặc
  • Bạn đã đảo tank quá nhiều

Để tránh các lỗi này, bạn cần kiểm tra hệ thống đo sáng có đúng không. Đọc kỹ các chỉ dẫn trước khi pha hóa chất. Luôn luôn chuẩn hóa quá trình tráng đúng, tốt hơn hết nên lấy hướng dẫn của hãng làm chuẩn.

.âm bản bị chụp dư sáng

.âm bản bị tráng quá già (quá lâu)



Âm bản quá sáng

Nếu âm bản mỏng hơn mong muốn (sáng) thì nguyên nhân cố thể là do khi chụp bị thiếu sáng. Tương tự trường hợp trên có thể do hệ thống đo sáng hoặc cách đọc đo sáng không đúng.

Lỗi này cũng có thể do các nguyên nhân khi tráng như sau:

  • Film tráng chưa đủ lâu
  • Nhiệt độ khi tráng quá thấp
  • Thuốc tráng quá loãng
  • Không xoay tank tráng đủ nhiều

Để tránh các lỗi này, bạn cần kiểm tra hệ thống đo sáng có đúng không. Đọc kỹ các chỉ dẫn trước khi pha hóa chất. Luôn luôn chuẩn hóa quá trình tráng đúng, tốt hơn hết nên lấy hướng dẫn của hãng làm chuẩn.



âm bản chụp thiếu sáng



âm bản bị tráng non


Các vết trăng khuyết

Vết hình mặt trăng hay các vệt thẳng xuất hiện ngẫu nhiên trên âm bản là do film bị dồn hoặc mắc kẹt trên reel khi cuốn film vào. Để tránh hiện tượng này, hết sức cẩn thận khi cuốn film vào reel. Lõi reel phải khô và sạch, không dùng lực khi cuộn film vào. Nếu chẳng may film bị kẹt thì bạn bình tĩnh tháo film ra và lập lại thao tác từ đầu.




.vệt bán nguyệt (trái) và vệt trong suốt (phải)




.film bị gập


Vệt trong suốt


Những vùng bị vệt hay ố bẩn trên âm bản thông thường là do film bị dính vào nhau trong quá trình tráng. Lúc này, một số bề mặt film không có đủ hóa chất để hiện hình hoặc hình hoặc thuốc tráng không lưu thông đủ. Điều này dẫn đến một số vùng bị sáng hơn hoaặc thậm chí hoàn toàn trong suốt trên âm bản. Tương tự như trên, hết sức cẩn thận khi cuốn film vào reel. Lõi reel phải khô và sạch, không dùng lực khi cuộn film vào. Nếu chẳng may film bị kẹt thì bạn bình tĩnh tháo film ra và lập lại thao tác từ đầu.



.âm bản bị dính khi tráng


Vệt sáng dọc theo rìa film

Vệt sáng dọc theo rìa film chạy suốt cuộn chứng tỏ rằng không đủ thuốc hiện trong tank. Phần film đuược ngâm hoàn toàn trong thuốc hiện sẽ lên hình bình thường trong khi phần bị thiếu sẽ bị vệt trắng. Khắc phục: đổ đủ dung dịch thuốc hiện cho film. Ví dụ 1 cuộn 135 tráng tank Paterson cần 290ml dung dịch tráng.

.Vệt sáng dọc theo rìa film


Âm bản bị mờ hoặc trắng đục

Âm bản bị mờ hoặc trắng đục chỉ ra rằng film chưa được fix đủ (hãm film). Nguyên nhân có thể là:

  • Không đủ thuốc fixer
  • Fixer quá cũ hoặc đã yếu
  • Fixer bị pha quá loãng

Các bạn lưu ý là một số loại film cần thời gian fix lâu hơn ví dụ như Kodak Tmax. Các film thông thường chỉ cần fix 5 phút là đủ. May thay lỗi này nếu mắc phải cũng không có nghiêm trọng, bạn chỉ cần cho vào fix tiếp tục hoặc thay fix mới để fix tiếp film là xong. Tôi hay kiểm tra phần đế film ngoài cùng khi chưa tháo toàn bộ fix ra khỏi reel để kiểm tra xem film đã fix đủ hay chưa.

.âm bản được fix tốt


.âm bản thiếu fix


Vết đọng trên mặt film

Những vệt có dạng tròn hay bất kỳ đọng trên bề mặt thường là do nước “cứng” chứa nhiều khoáng trong khi rửa film. Nếu có thể các bạn dùng nước lọc qua máy RO để dùng cho nước rửa film cuối cùng, cho 1 - 2 giọt nước trợ xả hoaặc Photo flo rồi treo film lên. Tôi không khuyến khích dùng tay hay miếng mouse để vuốt khô để tránh làm xước film.

Các sản phẩm có sẵn tại #buyfilmshootfilm

Chúng tôi có đầy đủ film và trang thiết bị liên quan để các bạn có thể thực hành nhiếp ảnh tại nhà.Nhiều sản phầm khác tại đây https://shopee.vn/buyfilmshootfilm Xin cảm ơn! O972O06689 Chúc các bạn chơi vui.

Máy chiết Lloyd’s loader

Film Ultrafine Xtreme 400 100ft

Film đen trắng Ultrafine Xtreme 100/400

Tank tráng film inox Hewes Anh Quốc

Tank tráng film Paterson

Lõi cuộn inox reel tráng film 135 & nhựa Paterson 120 135

Thuốc tráng film Kodak HC-110

Thuốc tráng film Rollei R09 (Rodinal)

Thuốc hãm fixer BW-62

Printfile lưu trữ film

Film Fujicolor 200 (50 cuộn)





Friday, January 8, 2021

TỰ CHỦ VIỆC CHƠI ẢNH FILM

Chụp film có tốn kém không?
Tất nhiên là có rồi, nhưng nó tốn kém ra sao so với các thú chơi khác? Nếu bạn không ăn chơi tiêu pha gì ngoài các nhu cầu cơ bản thì bài này chắc không dành cho bạn rồi. Còn nếu câu trả lời là có thì hãy tiếp tục nhé.
Là người chụp ảnh film cũng được một thời gian, tôi xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm cá nhân để làm sao có thể chủ động nhất trong việc chơi của mình đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí để cuộc chơi có thể lâu dài mà không ảnh hưởng lắm đến túi tiền.
Trước hết, tôi phải nói rằng thú chơi chụp ảnh film là tương đối rẻ so với các trò tiêu khiển khác của đám thanh niên chúng tôi. Đơn cử như tụ bạ bia hơi với bạn bè tuần 3 bữa thì nhẹ nhàng cũng tốn 500k/ tuần, tính tròn 2 triệu/tháng. Ông bạn tôi hút thuốc điện tử cũng sơ sơ gần 2 triệu tháng. Rõ ràng với chi phí ấy thì chỉ cần uống ít đi một chút, hút ít đi một chút là đã có thể cân đối được ngân sách dành cho film ảnh rồi, chưa kể đi chụp ảnh còn nâng cao sức khỏe, tinh thần và lại còn có sản phẩm mang về nữa, đúng không các bạn. Dông dài vậy để đi vào chủ đề chính, bài viết sẽ chia làm 3 phần: film, tráng và scan.

1/ FILM

Giá film càng ngày càng tăng, đó là xu thế chung bởi lẽ mặc dù có sự hồi phục những năm gần đây khi có sự phát triển của mạng xã hội nhưng để so với thời kỳ đỉnh cao của ngành công nghiệp này trước khi bị mất ngôi vào tay ảnh số thì sản lượng bây giờ của các hãng không thấm tháp vào đâu. Chúng ta thấy Fujifilm hay Kodak lần lượt khai tử các dòng film khi doanh số bán được không đủ bù đắp chi phí. Chỉ còn một số hãng như Ilford từ Anh Quốc (HARMAN TECHNOLOGY) hay Foma (Cộng hòa Czech) là tập trung chuyên tâm vào nhiếp ảnh đen trắng truyền thống, cung cấp từ film, hóa chất và giấy phóng ảnh phòng tối truyền thống. Việc cắt giảm chi phí film thì không có cách nào khác là sử dụng film chiết từ cuộn lớn. Trước đây khi film vẫn là sự lựa chọn duy nhất thì Kodak hay Fuji có cung cấp film màu ở dạng cuộn lớn 100 ft C41 hay E6 nhưng khi ảnh số lấn sân thì các sản phẩm này không còn nữa, chỉ còn các loại film đen trắng truyền thống còn tồn tại. Ở phần film màu thì có cách dùng film điện ảnh mặc dù đây không phải là giải pháp tối ưu. Trong bài này tôi chỉ nói đến film chiết đen trắng, lí do đơn giản nhất là tôi có thể làm chủ hoàn toàn các công đoạn từ tráng/ scan hay rọi ở nhà mà không phụ thuộc vào lab.

Ưu điểm lớn nhất của film chiết, đương nhiên rồi, nó rẻ hơn film đóng gói từng cuộn khá nhiều. Giá film chiết thấp hơn vì nhà sản xuất không mất công và chi phí hộp film để cuốn film vào từng cuộn, việc này sẽ do người mua tự làm. Vỏ fillm thì bạn có thể tận dụng lại các vỏ film cũ để chiết film hay mua của các lab. Rất nhiều khách hàng đến tráng film và không bao giờ quay lại để lấy âm bản nên các lab sẽ tận dụng lại số vỏ này bán cho người cần. Ngoài ra thì người chụp có thể tự chiết số kiểu tùy thích, chắc hẳn bạn cũng đôi lần sốt ruột muốn chụp thật nhanh cuộn film để tráng đúng không?

Film chiết có rủi ro nào: vì cuộn bằng tay nên nếu làm không cẩn thận sẽ gây xước film hay số lượng kiểu chụp sẽ sai khác đôi chút giữa các cuộn với nhau. Nếu cẩn thận với thiết bị và lúc thao tác thì bạn sẽ tránh được rủi ro này. Một lưu ý nữa là kiểu cuối cùng sẽ bị cháy do tính chất của việc cuốn film bằng tay.

Tôi tính tạm chi phí để các bạn hình dung được số tiền mình sẽ tiết kiệm ra sao.

Phương án mua sẵn: - Giá film Ultrafine Xtreme 400 cuộn 24 kiểu tại Mỹ $3.19 / cuộn ~ 76k VND chưa tính phí ship về VN. Nếu bạn tự ship thì khoảng 10k/cuộn nữa. Tổng 86k/ cuộn 24 kiểu

Phương án tự chiết:

Chi phí ban đầu:

  • Bộ chiết Alden 74: 1,300,000
  • Film 100ft Ultrafine Xtreme 400: 1,450,000
  • Số cuộn chiết được: khoảng 27 cuộn 24 kiểu

So bảng tính dưới đây, rõ ràng ngay từ cuộn chiết đầu tiên bạn đã gần hòa vốn và kể từ cuộn thứ 2 bạn đã tiết kiệm được tiền so với mua sẵn rồi. Càng chụp thì càng rẻ, đơn giản vậy thôi.

OK, phân tích dài dòng vậy để biết việc của bạn bây giờ là chọn cho mình một máy chiết thật tốt, mua film và bắt đầu cuốn film cho mình thôi. Happy shooting!

P.S Buy Film Shoot Film hiện đang có sẵn đồ phục vụ các bạn tự chiết film (click vào link để vào trang sản phẩm trên Shopee)

Còn nếu các bạn ngại chiết thì có sản phẩm đã chiết cuộn 36 kiểu giá cũng rất hợp lý

2/ Tự tráng film đen trắng.



Hướng dẫn tráng film đen trắng chi tiết: https://bit.ly/bwfilmdevelop
Quay trở lại thời gian hơn chục năm về trước, khi tôi được dẫn dắt vào con đường nhiếp ảnh phim. Lúc đấy tôi vẫn đang ở nước ngoài và vẫn nhớ như in cảm giác ngạc nhiên khi anh bạn tôi giới thiệu chiếc Leica M6 chụp film. Tôi thầm nghĩ chắc có là dở hơi mới đi chụp film giờ này (lúc đấy tôi đã chụp Nikon digital được 3 năm và đang dùng Nikon D80). Dần dần rồi mình bị mê hoặc bởi vẻ đẹp công nghiệp toàn mỹ của máy Leica M và nhiếp ảnh film lúc nào không hay. Năm 2020 này, tôi vẫn giữ một bộ Nikon Digital nhưng thú thực với các bạn là nó đã ngồi trong tủ chống ẩm cũng khá lâu mà chưa lắp pin. Đơn giản không phải là tôi không chụp số nữa mà chiếc iPhone cũng đủ cho tôi để khi cần chụp ảnh hay quay film tức thời rồi. Còn nếu để chụp ảnh để thỏa mãn ý thích cá nhân và đam mê của tôi, tôi vẫn chọn chiếc máy film Leica M2 từ những thập niên 60 của thế kỷ trước.

Lại nói về thời gian lúc ở nước ngoài, tôi vẫn nhớ như in cảm giác chờ đợi suốt 1 tuần liền sau khi gửi cuộn film Ilford FP4 plus ra tiệm tráng với giá 7 EUR. Tôi nghĩ lúc đó mình có thời gian mà lại không có nhiều tiền lắm thì tại sao không tự làm? Thế là lóc cóc lọ mọ tìm bằng được đủ đồ để tự tráng. Thật may là lên mạng chợ đồ cũ lại có mấy bác giải tán darkroom, tôi ôm cả mớ. Sau đấy không lâu thì tôi cũng mua luôn một chiếc scanner Plustek rẻ tiền để hoàn thiện nốt mảnh ghép cuối cùng trong việc chơi ảnh phim của mình.

Khi tráng cuộn film đầu tiên (cũng là mớ film bw quá date tôi ôm cả lô thanh lý với giá 1 EUR / cuộn toàn là Tmax với Tri-X), tôi làm một mạch từ tối đến 3h sáng từ khi frame đầu tiên hiện lên sau bước rửa film cuối cùng đến khi tiếng rẹt rẹt của máy scanner quét từng hàng để ảnh hiện lên trên PC. Khỏi phải nói đến sự sung sướng của tôi lúc đấy. Chắc hẳn bạn nào tự làm như tôi sẽ hiểu được điều tôi nói ở đây rõ nhất.

Bây giờ sau 11 năm chơi film, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc của mình trong từng cú bấm máy hay háo hức chờ đợi khi tuốt film khỏi tank tráng. Tôi vẫn giữ thói quen tự mình làm các công đoạn và coi như đấy là khoảng thời gian dành riêng cho mình. Năm 2020, người chụp film đã tiện lợi hơn rất nhiều so với trước đây khi mọi thứ đều có sẵn và chỉ vài cú click chuột là bạn đã có đủ món phục vụ cho thú chơi của mình sau mấy ngày. Buy film shoot film có đủ các sản phẩm để các bạn tự thực hành, liệt kê dưới đây có link đính kèm.

- Bộ chiết film Lloyd bulk film loader

- Bánh film 100ft Ultrafine Extreme 400 (mua kèm deal sốc với bộ chiết giảm 200k)

- Film cuộn 135 Ultrafine có sẵn loại 27e và 36e

- Tank tráng Paterson 2 reel (mới 100%)

- Thuốc tráng film Kodak HC-110

- Thuốc tráng film Rollei R09 (Rodinal)

- Thuốc hãm fixer BW-62

- Thuốc tráng film màu E6 kit Tetenal 2,5L tráng được 40 cuộn film màu E6.

3/ SCAN FILM


Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao không có các bài tiếp vì ai cũng hiểu bước in ấn sử dụng phương pháp analogue (rọi ảnh phòng tối) mới là bước cuối cùng trong chuỗi sáng tạo ảnh phim theo cách truyền thống, kết quả cuối cùng là bạn cầm tấm ảnh in trên tay. Không phủ nhận kết quả tuyệt vời nếu được thực hiện chuẩn toàn bộ quy trình trên thì kết quả có được là vô cùng mãn nguyện. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ máy ảnh digital, ảnh phim đã gần như tuyệt chủng. Trớ trêu thay, cũng vì sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiếp ảnh phim mới có cơ hội hồi sinh như hôm nay. Việc số hóa tấm phim rồi sau đó dễ dàng chia sẻ, lưu trữ, in ấn đã mang nhiếp ảnh phim đến với số đông chứ không còn là thú vui xa xỉ như những năm đầu thế kỷ này trở về trước nữa. Rồi những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Flickr tạo thành những sân chơi chia sẻ thú vui chụp ảnh phim. Vậy nên, tôi cho rằng cách chơi ảnh phim kiểu “hybrid” sẽ tiếp tục phát triển mạnh và bền vững trong cộng đồng film. Bạn có máy phim để chụp ảnh theo cách mình thích, có file scan để chia sẻ cho bạn bè và khi cần in thì cũng rất đơn giản để có tấm hình chất lượng cao từ các dịch vụ in digital sẵn có.

Quay trở lại chủ đề tự chủ việc chụp phim, sau khi đã chụp và tráng film như trong phần 1&2 đã nêu ra, công đoạn cuối cùng là scan film thì các bạn cần có những gì? Đơn giản nhất là bạn cần một máy film scanner. Trên thị trường có sẵn khá nhiều loại từ mới cho đến cũ, từ thấp cấp cho đến cao cấp, các bạn nếu chọn phương án này có thể tham khảo các thương hiệu như Nikon, Epson, Plustek, Minolta. Như cá nhân tôi thì tôi đang sử dụng chiếc film scanner Nikon Super Coolscan 4000ED chuyên scan film 135, có thể quét cả cuộn film 1 lúc với độ phân giải 4000dpi, chất lượng rất tốt.

Tuy vậy, bài này tôi lại nói đến giải pháp khác là tận dụng chính chiếc máy ảnh digital mà hầu hết ai cũng đang có để scan film, đây cũng chính là món đồ đắt nhất, các món khác tôi liệt kê các dụng cụ cần thiết như sau để mọi người có thể mua hay tự chế tùy thích.

  • máy ảnh số
  • ống kính macro
  • giá đỡ máy ảnh
  • nguồn sáng
  • bộ kẹp phim
  • thước đo thăng bằng
  • cable nối với máy tính
  • máy tính, có cài phần mềm đồ họa
  • Máy ảnh số: đời càng cao càng tốt, đặc biệt nếu có chức năng live view càng tuyệt. Lí do là lúc căn chỉnh ta sẽ zoom live view lên đến cấp độ grain của film, chỉnh focus sao cho grain hiện rõ là được.
  • Ống kính macro: tỉ lệ 1/2 hoặc 1/1 đều được, miễn là tấm film được chụp trọn vẹn trong toàn bộ khung hình máy ảnh.
  • Giá đỡ máy ảnh: tôi mua phụ kiện chân giá đỡ màn hình ở đây hoặc mọi người có thể tự chế. Yêu cầu là chắc chắn, trục đứng vuông góc tuyệt đối với mặt phẳng ngang. Sau đó, các bạn có thể mua thêm phụ kiện để kẹp máy ảnh vào chân giá này. Đơn giản nhất là mua 1 con ốc tripod, còn cầu kỳ hơn thì mua bộ kẹp kiểu này, tuy nhiên tôi đã dùng qua thì thấy cũng không chắc chắn lắm và hơi khó căn chỉnh tuy nhiên cũng gọi là chấp nhận được với mức giá rẻ. Tốt nhất là có 1 đầu ball head loại tốt là ổn nhất.
  • Nguồn sáng: Đơn giản nhất là mua bóng đèn LED ốp trần của Rạng Đông, tôi mua loại nhỏ nhất kích thước 17x17cm ở đây. Đèn rất sáng đồng thời mặt vuông rất thuận tiện để gá kẹp film vào. Còn bạn nào có điều kiện hơn thì có thể mua các light-pad chuyên dụng.
  • Bộ kẹp phim: nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ film được phẳng. Các bạn có thể tự chế từ các vật liệu sẵn có hoặc mua sẵn giá từ rất rẻ đến rất đắt. Tôi thì chọn giải pháp in 3D từ mẫu có sẵn trên thingverse tôi thấy rất thông minh. Công nghệ in tốt nhất là SLA hoặc RESIN tuy nhiên giá thành sẽ cao. Tôi chọn in công nghệ FDM rẻ hơn với chất liệu nhựa ABS màu đen, sản phẩm in ra cũng tạm ổn, cần gọt dũa thêm để film trượt qua được thông suốt. Các shop in phổ biến tham khảo tại đây . Sau khi in 3D xong, tôi ghép nối cố định với đen LED để tạo thành 1 film holder chắc chắn kết hợp chức năng soi fillm khi cần thiết.
  • Thước thăng bằng 2 chiều: để căn chỉnh máy ảnh đảm bảo tuyệt đối song song với mặt phẳng phim.
  • Cable nối với máy tính: rất tiện lợi để thực hiện chế độ chụp điều khiển bằng phần mềm. Tôi dùng Nikon nếu ai có bản Nikon Camera Control Pro thì dùng hoặc dùng phần mềm miễn phí này cũng rất tốt. Ảnh sẽ được chụp bằng phần mềm lưu trực tiếp trên máy. Bạn cần chụp ảnh RAW để chỉnh sửa sau này. Ai thạo tin học có thể chạy script để Lightroom tự convert sang dương bản tự động rồi lưu file tiff 16 bit.
  • Máy tính, phần mềm cần thiết như Adobe Photoshop hoặc Lightroom. Mục này cũng nhiều vấn đề nên tôi sẽ dành 1 bài riêng vào dịp khác. 

Vậy là tôi đã trình bày cơ bản các bước cần thiết để các bạn có thể tự số hóa film tại nhà. Giờ đây, các bạn đã tự chủ hoàn toàn thú vui chụp ảnh phim, tự làm mọi việc từ A-Z ngay tại nhà mình. Còn chần chừ gì nữa mà không xách máy lên lắp phim vào và đi chụp thôi. Nếu ai có kinh nghiệm nào hay xin chia sẻ thêm để mọi người cùng biết. Xin cảm ơn.

Enjoy shooting film. #BUYFILMSHOOTFILM

Wednesday, January 6, 2021

ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH (Depth Of Field)

ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH (DOF)

Độ sâu trường ảnh (DOF) ở đây nói tới vùng trước và sau mặt phẳng lấy nét. Trong vùng mờ này, hình ảnh có độ nét có thể chấp nhận được. DOF tiến về phía sau mặt phẳng nét nhiều hơn phía trước. DOF phụ thuộc vào 3 yếu tố: tiêu cự ống kính, khoảng cách từ chủ thể đến ống kính và khẩu độ. KHẩu càng nhỏ và tiêu cự càng ngắn thì DOF càng nhiều. (ví dụ ống góc rộng có nhiều DOF hơn ống tele). Ngoài ra, càng gần chủ thể, DOF càng ít. 3 yếu tố này có thể điều chỉnh độc lập nhau và kết hợp với nhau để tạo nên hiệu quả hình ảnh mong muốn. 

 

Thước tỉ lệ DOF




Từ khái niệm trên, hãy quan sát ống kính của bạn. Bạn có bao giờ thắc mắc những con số và vạch kẻ trên ống kính có ý nghĩa gì không? Nếu chưa thì sau đây là lời giải đáp.
Để tìm DOF tại một khẩu độ nào đó, trước tiên lấy nét vào chủ thể (hoặc ước chừng khoảng cách trên thước đo tỉ lệ). Sau đó kiểm tra các cặp số chỉ khoảng cách về phía 2 bên giá trị khoảng cách đã đặt từ đó ta sẽ có được giá trị DOF cho khẩu độ đó tại khoản cách lấy nét đã định. 
Bằng cách khép khẩu, tao có thể tăng độ sâu trường ảnh, theo như ví dụ ở đây.


1. Tại F/4, giá trị DOF rất mỏng chỉ tập trung quanh chủ thể
2. Khép đến F/8, DOF tăng lên
3. Tại khẩu bé nhất F/16, ta có độ sâu trường ảnh lớn nhất khi tiền cảnh, chủ thể và hậu cảnh đều nét.

Zone focusing 


Zone focusing [tạm dịch là lấy nét theo vùng] khá dễ dàng thực hiện, nhiếp ảnh gia chỉ cần đơn giản dùng hiệu ứng DOF để có đối tượng muốn chụp đúng nét. Zone focusing khá tiện dụng khi không có thời gian để vật lộn với những nút điều khiển của máy ảnh, hoặc khi nhiếp ảnh gia muốn tránh sự chú ý một cách tối đa - không dùng khung ngắm để lấy nét [ví dụ như chụp ảnh từ vị trí thắt lưng]
Một khi bạn biết f-stop là gì và làm thế nào để điều chỉnh nó trên máy ảnh, bạn đã có đủ điều kiện để thực hành. Sau một thời gian, bạn sẽ có thể đoán khoảng cách tốt hơn và việc trở thành chuyên gia zone focusing chỉ là vấn đề thời gian...
Trong hình minh họa ở trên, khẩu độ [f-stop] được đặt ở f8 và điểm lấy nét là 2m (~7ft). Vòng focus cũng đồng thời thể hiện giá trị của f-stop ở 2 phía của vị trí khoảng cách lấy nét [DOF scale]. Mỗi f-stop chỉ đến một con số ở thước khoảng cách. Trong ví dụ này, tất cả vật thể từ 1.5m cho đến 3m [5ft đến 12ft] sẽ đủ sắc nét cho các mục đích thông thường (candid shotting). Cách tính này đúng với bất kỳ khoảng cách nào và với bất kỳ lens nào có chỉ thị DOF.

Infinity vs. Hyperfocal Distance (Lấy nét tại vô cực và Lấy nét vượt tiêu)

 
Nhiều bạn khi chụp ảnh phong cảnh thường cài đặt khẩu độ tối thiểu (f/16 chẳng hạn) và lấy nét kịch kim ở vô cực và cho rằng khi đấy ảnh sẽ nét nhất. Sự thật có đúng như vậy?
Ở hình 1, bạn sẽ thấy nếu đặt f/16 và lấy nét ở vô cực, vô hình chung người chụp đã tự vứt bỏ bớt độ sâu trường ảnh (Depth of Filed), ở đây là nét quá vô cực, một điều hoàn toàn vô nghĩa.

Ở hình 2, lúc này người chụp cũng đặt f/16 nhưng lấy nét sao cho điểm nét xa nhất của f/16 trùng với vô cực. Rõ ràng ta thấy rằng bức ảnh thu được sẽ nét đều từ 1.2m - ∞. Trong trường hợp này. DoF đã được tăng đến mức tối đa.
    
TRUNG NGUYEN Tổng hợp và biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau.
#buyfilmshootfilm