Wednesday, January 6, 2021

ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH (Depth Of Field)

ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH (DOF)

Độ sâu trường ảnh (DOF) ở đây nói tới vùng trước và sau mặt phẳng lấy nét. Trong vùng mờ này, hình ảnh có độ nét có thể chấp nhận được. DOF tiến về phía sau mặt phẳng nét nhiều hơn phía trước. DOF phụ thuộc vào 3 yếu tố: tiêu cự ống kính, khoảng cách từ chủ thể đến ống kính và khẩu độ. KHẩu càng nhỏ và tiêu cự càng ngắn thì DOF càng nhiều. (ví dụ ống góc rộng có nhiều DOF hơn ống tele). Ngoài ra, càng gần chủ thể, DOF càng ít. 3 yếu tố này có thể điều chỉnh độc lập nhau và kết hợp với nhau để tạo nên hiệu quả hình ảnh mong muốn. 

 

Thước tỉ lệ DOF




Từ khái niệm trên, hãy quan sát ống kính của bạn. Bạn có bao giờ thắc mắc những con số và vạch kẻ trên ống kính có ý nghĩa gì không? Nếu chưa thì sau đây là lời giải đáp.
Để tìm DOF tại một khẩu độ nào đó, trước tiên lấy nét vào chủ thể (hoặc ước chừng khoảng cách trên thước đo tỉ lệ). Sau đó kiểm tra các cặp số chỉ khoảng cách về phía 2 bên giá trị khoảng cách đã đặt từ đó ta sẽ có được giá trị DOF cho khẩu độ đó tại khoản cách lấy nét đã định. 
Bằng cách khép khẩu, tao có thể tăng độ sâu trường ảnh, theo như ví dụ ở đây.


1. Tại F/4, giá trị DOF rất mỏng chỉ tập trung quanh chủ thể
2. Khép đến F/8, DOF tăng lên
3. Tại khẩu bé nhất F/16, ta có độ sâu trường ảnh lớn nhất khi tiền cảnh, chủ thể và hậu cảnh đều nét.

Zone focusing 


Zone focusing [tạm dịch là lấy nét theo vùng] khá dễ dàng thực hiện, nhiếp ảnh gia chỉ cần đơn giản dùng hiệu ứng DOF để có đối tượng muốn chụp đúng nét. Zone focusing khá tiện dụng khi không có thời gian để vật lộn với những nút điều khiển của máy ảnh, hoặc khi nhiếp ảnh gia muốn tránh sự chú ý một cách tối đa - không dùng khung ngắm để lấy nét [ví dụ như chụp ảnh từ vị trí thắt lưng]
Một khi bạn biết f-stop là gì và làm thế nào để điều chỉnh nó trên máy ảnh, bạn đã có đủ điều kiện để thực hành. Sau một thời gian, bạn sẽ có thể đoán khoảng cách tốt hơn và việc trở thành chuyên gia zone focusing chỉ là vấn đề thời gian...
Trong hình minh họa ở trên, khẩu độ [f-stop] được đặt ở f8 và điểm lấy nét là 2m (~7ft). Vòng focus cũng đồng thời thể hiện giá trị của f-stop ở 2 phía của vị trí khoảng cách lấy nét [DOF scale]. Mỗi f-stop chỉ đến một con số ở thước khoảng cách. Trong ví dụ này, tất cả vật thể từ 1.5m cho đến 3m [5ft đến 12ft] sẽ đủ sắc nét cho các mục đích thông thường (candid shotting). Cách tính này đúng với bất kỳ khoảng cách nào và với bất kỳ lens nào có chỉ thị DOF.

Infinity vs. Hyperfocal Distance (Lấy nét tại vô cực và Lấy nét vượt tiêu)

 
Nhiều bạn khi chụp ảnh phong cảnh thường cài đặt khẩu độ tối thiểu (f/16 chẳng hạn) và lấy nét kịch kim ở vô cực và cho rằng khi đấy ảnh sẽ nét nhất. Sự thật có đúng như vậy?
Ở hình 1, bạn sẽ thấy nếu đặt f/16 và lấy nét ở vô cực, vô hình chung người chụp đã tự vứt bỏ bớt độ sâu trường ảnh (Depth of Filed), ở đây là nét quá vô cực, một điều hoàn toàn vô nghĩa.

Ở hình 2, lúc này người chụp cũng đặt f/16 nhưng lấy nét sao cho điểm nét xa nhất của f/16 trùng với vô cực. Rõ ràng ta thấy rằng bức ảnh thu được sẽ nét đều từ 1.2m - ∞. Trong trường hợp này. DoF đã được tăng đến mức tối đa.
    
TRUNG NGUYEN Tổng hợp và biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau.
#buyfilmshootfilm  


1 comment:

Chinhhunky said...

Cảm ơn bài viết và blog của anh Trung Nguyễn. Rất hữu ích ạ!