Ảnh: Bát đũa nhà Lão Bi thường sử dụng hàng ngày
Lâu rồi lại vào blog của thầy Dũng, thầy dạy mỹ thuật hồi đại học, thấy nhiều điều hay gớm. Biết thầy làm blog cũng lâu rồi (mà cũng là blogger có số má, đến tận 2 copies) nhưng chỉ xem thôi chứ không add thầy! :D Lần này mình mượn của thầy loạt bài "Kỹ năng sống tự lập phần dành cho Đàn ông muộn hoặc chửa muốn lấy vợ" thấy cũng phần nào hợp với hoàn cảnh, post lên share với mọi người.
__________________________________
Để Bát đĩa ăn cơm được sạch
Như các vị đều biết, bát đũa ăn cơm là thứ vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. bát đũa mà không được sạch sẽ, dễ sinh ra các bệnh về đường tiêu hoá, "đi nhanh về chậm", trong một số trường hợp, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ, sử dụng bát đũa bẩn còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đôi khi, có khách đến chơi nhà ăn cơm cùng, miệng bát còn có mùi hương mỹ phẩm làm đẹp, làm cho miếng cơm ăn vào có mùi vị không được tự nhiên, dễ gây cảm giác chán ăn, muốn... này nọ. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn giữ cho bát đũa được vệ sinh sạch sẽ.
Việc đầu tiên cần làm khi rửa bát là phải làm vệ sinh bồn rửa. Sau khi đã nhấc hết bát đũa bẩn ra ngoài, ta phải vét tất cả thức ăn thừa và các loại bao bì gói thức ăn cho vào thùng đựng rác (Chú ý phân loại rác ra hai thành phần Vô cơ và Hữu cơ để cho vào hai thùng rác khác nhau. Ở Hà Nội chẳng hạn thì thùng rác "Vô cơ" có màu Da Cam, thùng rác "Hữu cơ" có màu Xanh lá cây) dùng một chút nước rửa bát tẩm vào giẻ lưới cọ sạch bồn rửa bát, mở nước với cường độ lớn để cả hai bồn rửa được sạch. Bát đĩa sau khi đã được làm sạch sơ bộ bằng động tác loại bỏ thức ăn thừa, phải được chọn lựa phân loại ra các kích cỡ khác nhau, độ nông sâu khác nhau. Dùng cái bát (hoặc nồi) bẩn có kích thước lớn nhất trong số bát đũa cần rửa để chứa nước rửa hứng 2/3 nước sạch, sau đó cho nước rửa bát vào (Tỷ lệ: 2 nước rửa bát đậm đặc : 8 nước sạch), tay phải cầm giẻ lưới rửa bát, tay trái cầm bát đĩa bẩn nhúng vào dung dịch nước rửa bát đã pha ở trên để rửa cho sạch mỡ và các thức ăn thừa (Chú ý rửa sạch cả phần trôn bát là nơi có nhiều khe kẽ, vi trùng hay ẩn nấp). Ngay từ khi nhặt bát đĩa để rửa, phải có ý thức phân loại trước, Đĩa to nông lòng nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên. Hết đĩa rồi thì đến bát (cũng theo thứ tự to dưới nhỏ trên như thế), sao cho khi ta xả nước, nước sẽ chảy lần lượt từ trên xuống dưới cùng làm trôi hết hỗn hợp nước rửa bát lẫn dầu mỡ thức ăn, vừa tiết kiệm nước sạch, vừa tiết kiêm thời gian. Các vị nào có "làn da nhậy cảm" thì nên đeo găng tay cao su hay loại găng sử dụng một lần để rửa. Trước khi tráng bát lần cuối, nên bỏ găng tay ra (nếu có đeo), rửa cho thật sạch tay mình, tránh để nước rửa bát bám vào kẽ tay (găng), vừa làm cho bát đĩa không ám mùi nước rửa bát, vừa dễ kiểm tra độ sạch của bát đĩa đã được rửa.
Bát đĩa đã được rửa xong thì gác lên giá đựng bát đĩa sạch. Nên phân loại và sắp xếp thành từng khu vực khác nhau như bát ăn cơm để riêng, đĩa nhỏ nông lòng để riêng, đĩa to sâu lòng để riêng, tô lớn đựng canh để riêng. sắp xếp theo trật tự như thế, khi lấy xuống để sử dụng vừa dễ dàng, vừa tiện chọn đồ đựng thích hợp cho từng món ăn. Riêng đũa ăn, sau khi đã rửa thật sạch cả hai đầu, tiện tay nên bật bếp gazz lên, để lửa nhỏ mà hơ cho khô trước khi cắm vào ống đựng đũa (nhớ cắm phần đũa không dùng để gắp xuống dưới, phần dùng để gắp thức ăn lên phía trên).
Cách kho một nồi Thịt Kho Tàu như ý
Cũng... như các vị đều biết, thời buổi gạo châu củi quế, động cái là xiền, việc kiểm dịch động thực vật chưa nghiêm ngặt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng tăng phọt được sử dụng bừa bãi, công tác vệ sinh dịch tễ được làm chẳng đến nơi đến chốn dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao, làm cho mỗi người trong chúng ta khi vào hàng cơm bụi giải quyết nhu cầu tự nhiên của dạ dày đều lo ngay ngáy, ngồi ăn nhấp nha nhấp nhổm, chỉ sợ lúc đứng dậy, chân mặc quần mà cứ phải kẹp chặt hai đùi, đi đứng khép nép lẫm chẫm như kiểu các cô Geisha Nhật Bản mặc Kimono..., không biết nguyên nhân tại đâu, lại cứ phải lôi bát mắm tôm trên bàn ăn ra mà chửi rủa.
Để tránh cho các vị khỏi gặp những điều khó chịu mà các vị chẳng bao giờ muốn nó xảy ra ở nơi công cộng, thức ăn đảm bảo sạch, đỡ tiền mà lại tiết kiệm, ăn được nhiều bữa, hôm nay tôi xin giới thiệu với các vị cách tự kho cho mình một nồi thịt kho Tàu thật ngon, dôi thịt mà lại để được lâu, một thân một mình, có những khi nửa đêm thức dậy ra nhà nhỏ trước hoặc sau khi "giải quyết nỗi buồn" xong, đều có thể tiện tay nhón một miếng bỏ mồm mà nhâm nhi cho sướng khoái.
Thịt kho Tàu phải là thịt lợn (heo) tươi, ở các vị trí có tên gọi là "Sấn vai", "Giọi" hoặc "Gối" (Thịt ở các vị trí này thường dôi khi kho, ít bị ngót hay mất nước). Phần nạc có màu đỏ thịt tự nhiên, phần bì màu hồng sáng, mỡ trắng và không bám cặn, miếng thị cầm lên chắc nặng nhưng khô ráo không sũng nước, đưa lên mũi ngửi không có mùi ôi hay bất bình thường. Khi thái thịt để kho Tàu nên dùng dao sắc đã mài kỹ. To nhỏ tuỳ ý thích riêng của từng người (Lão Bi thường thái thịt để kho Tàu ngang dày cỡ 2 ngón tay dài khoảng 5 hay 6cm một miếng. Nhớ để miếng thịt theo chiều ngang vuông góc với hướng đứng, phần bì mỡ ở gần ta hơn để miếng thịt kho vuông vức, phần bì không bị nham nhở răng cưa xấu xí. Thịt đã thái xong được để riêng một chỗ.
Giờ đến đoạn làm nước màu (nước hàng). Tốt nhất là nên sử dụng kết hợp hai loại nước làm màu. Chọn một cái nồi sạch dùng để kho thịt dặt lên bếp, nổi lửa nhỏ liu riu để lòng nồi khô sạch. Khi thấy lòng nồi đã khô hết nước và nóng đủ độ (chớ có cho ngón tay vào thử nhé vì da ở đầu ngón tay rất mỏng và nhạy cảm, bỏng là cái chắc) thì cho vào nồi 2 hay 3 thìa canh đường cát trắng tuỳ theo ý thích ăn ngọt nhiêu hay ít. Lập tức lấy đũa nấu đảo đường liên tục cho đến khi đường chảy ra và chuyển màu sang màu vàng đậm rồi cánh gián nhạt thì đổ 1/3 bát ăn cơm nước ấm (Nước sôi cũng được) vào và tiếp tục quấy cho đướng thắng hoà tan với nước rồi tắt bếp, nhấc nồi ra ngoài cho nguội bớt khoảng 6 phút thì cho tất cả số thịt đã thái vào nồi dùng đũa nấu đảo đều cho thịt ngấm nước đường thắng.
Lúc ấy mới cho loại nước màu cốt dừa được bán sẵn vào trộn thêm (Đừng cho nhiều nước màu cốt dừa quá, nếu không khi ăn sẽ có mùi hơi khó chịu). Giờ thì nêm nước mắm, bột canh ít nhiều tuỳ khẩu vị, đảo kỹ rồi đặt lên bếp, đạy kín vung để lửa riu riu, kho trong khoảng 2 giờ đồng hồ là có thể ăn ngay được.
Yêu cầu kỹ thuật: Miếng thịt phần nạc thì chắc nhưng mềm, bì ngấu nhưng không bở, phần mỡ ngậm trong miệng tan ra dần dần, miếng thịt đượm mùi thơm. Nước thịt kho đủ chan cơm.
(Thêm vài gắp dưa cải củ nữa thì tuyệt cú mèo đấy)
Thịt kho Tàu là một món ăn ngon, bổ và có thể để lâu (khoảng hơn một tuần). Tự làm một nồi kho Tàu cho bản thân vừa miệng như mình muốn cũng thú lắm đấy, nhất là khi chế biến, vừa làm vừa hát hay ngâm bài thơ dưới đây mà chẳng sợ...mẹ con...con nào thì thật là sướng nhá:
Con gì ăn lắm nói nhều
Chóng già, lâu chết, miệng kêu "Xiền xiền"...
Chào thân ái và quyết thắng! Chúc các vị may mắn! Há há há! ái.. ái....ái............!
__________________________________
Các bạn có thể xem bài viết gốc tại đây
__________________________________
Để Bát đĩa ăn cơm được sạch
Như các vị đều biết, bát đũa ăn cơm là thứ vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. bát đũa mà không được sạch sẽ, dễ sinh ra các bệnh về đường tiêu hoá, "đi nhanh về chậm", trong một số trường hợp, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ, sử dụng bát đũa bẩn còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đôi khi, có khách đến chơi nhà ăn cơm cùng, miệng bát còn có mùi hương mỹ phẩm làm đẹp, làm cho miếng cơm ăn vào có mùi vị không được tự nhiên, dễ gây cảm giác chán ăn, muốn... này nọ. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn giữ cho bát đũa được vệ sinh sạch sẽ.
Việc đầu tiên cần làm khi rửa bát là phải làm vệ sinh bồn rửa. Sau khi đã nhấc hết bát đũa bẩn ra ngoài, ta phải vét tất cả thức ăn thừa và các loại bao bì gói thức ăn cho vào thùng đựng rác (Chú ý phân loại rác ra hai thành phần Vô cơ và Hữu cơ để cho vào hai thùng rác khác nhau. Ở Hà Nội chẳng hạn thì thùng rác "Vô cơ" có màu Da Cam, thùng rác "Hữu cơ" có màu Xanh lá cây) dùng một chút nước rửa bát tẩm vào giẻ lưới cọ sạch bồn rửa bát, mở nước với cường độ lớn để cả hai bồn rửa được sạch. Bát đĩa sau khi đã được làm sạch sơ bộ bằng động tác loại bỏ thức ăn thừa, phải được chọn lựa phân loại ra các kích cỡ khác nhau, độ nông sâu khác nhau. Dùng cái bát (hoặc nồi) bẩn có kích thước lớn nhất trong số bát đũa cần rửa để chứa nước rửa hứng 2/3 nước sạch, sau đó cho nước rửa bát vào (Tỷ lệ: 2 nước rửa bát đậm đặc : 8 nước sạch), tay phải cầm giẻ lưới rửa bát, tay trái cầm bát đĩa bẩn nhúng vào dung dịch nước rửa bát đã pha ở trên để rửa cho sạch mỡ và các thức ăn thừa (Chú ý rửa sạch cả phần trôn bát là nơi có nhiều khe kẽ, vi trùng hay ẩn nấp). Ngay từ khi nhặt bát đĩa để rửa, phải có ý thức phân loại trước, Đĩa to nông lòng nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên. Hết đĩa rồi thì đến bát (cũng theo thứ tự to dưới nhỏ trên như thế), sao cho khi ta xả nước, nước sẽ chảy lần lượt từ trên xuống dưới cùng làm trôi hết hỗn hợp nước rửa bát lẫn dầu mỡ thức ăn, vừa tiết kiệm nước sạch, vừa tiết kiêm thời gian. Các vị nào có "làn da nhậy cảm" thì nên đeo găng tay cao su hay loại găng sử dụng một lần để rửa. Trước khi tráng bát lần cuối, nên bỏ găng tay ra (nếu có đeo), rửa cho thật sạch tay mình, tránh để nước rửa bát bám vào kẽ tay (găng), vừa làm cho bát đĩa không ám mùi nước rửa bát, vừa dễ kiểm tra độ sạch của bát đĩa đã được rửa.
Bát đĩa đã được rửa xong thì gác lên giá đựng bát đĩa sạch. Nên phân loại và sắp xếp thành từng khu vực khác nhau như bát ăn cơm để riêng, đĩa nhỏ nông lòng để riêng, đĩa to sâu lòng để riêng, tô lớn đựng canh để riêng. sắp xếp theo trật tự như thế, khi lấy xuống để sử dụng vừa dễ dàng, vừa tiện chọn đồ đựng thích hợp cho từng món ăn. Riêng đũa ăn, sau khi đã rửa thật sạch cả hai đầu, tiện tay nên bật bếp gazz lên, để lửa nhỏ mà hơ cho khô trước khi cắm vào ống đựng đũa (nhớ cắm phần đũa không dùng để gắp xuống dưới, phần dùng để gắp thức ăn lên phía trên).
Cách kho một nồi Thịt Kho Tàu như ý
Cũng... như các vị đều biết, thời buổi gạo châu củi quế, động cái là xiền, việc kiểm dịch động thực vật chưa nghiêm ngặt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng tăng phọt được sử dụng bừa bãi, công tác vệ sinh dịch tễ được làm chẳng đến nơi đến chốn dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao, làm cho mỗi người trong chúng ta khi vào hàng cơm bụi giải quyết nhu cầu tự nhiên của dạ dày đều lo ngay ngáy, ngồi ăn nhấp nha nhấp nhổm, chỉ sợ lúc đứng dậy, chân mặc quần mà cứ phải kẹp chặt hai đùi, đi đứng khép nép lẫm chẫm như kiểu các cô Geisha Nhật Bản mặc Kimono..., không biết nguyên nhân tại đâu, lại cứ phải lôi bát mắm tôm trên bàn ăn ra mà chửi rủa.
Để tránh cho các vị khỏi gặp những điều khó chịu mà các vị chẳng bao giờ muốn nó xảy ra ở nơi công cộng, thức ăn đảm bảo sạch, đỡ tiền mà lại tiết kiệm, ăn được nhiều bữa, hôm nay tôi xin giới thiệu với các vị cách tự kho cho mình một nồi thịt kho Tàu thật ngon, dôi thịt mà lại để được lâu, một thân một mình, có những khi nửa đêm thức dậy ra nhà nhỏ trước hoặc sau khi "giải quyết nỗi buồn" xong, đều có thể tiện tay nhón một miếng bỏ mồm mà nhâm nhi cho sướng khoái.
Thịt kho Tàu phải là thịt lợn (heo) tươi, ở các vị trí có tên gọi là "Sấn vai", "Giọi" hoặc "Gối" (Thịt ở các vị trí này thường dôi khi kho, ít bị ngót hay mất nước). Phần nạc có màu đỏ thịt tự nhiên, phần bì màu hồng sáng, mỡ trắng và không bám cặn, miếng thị cầm lên chắc nặng nhưng khô ráo không sũng nước, đưa lên mũi ngửi không có mùi ôi hay bất bình thường. Khi thái thịt để kho Tàu nên dùng dao sắc đã mài kỹ. To nhỏ tuỳ ý thích riêng của từng người (Lão Bi thường thái thịt để kho Tàu ngang dày cỡ 2 ngón tay dài khoảng 5 hay 6cm một miếng. Nhớ để miếng thịt theo chiều ngang vuông góc với hướng đứng, phần bì mỡ ở gần ta hơn để miếng thịt kho vuông vức, phần bì không bị nham nhở răng cưa xấu xí. Thịt đã thái xong được để riêng một chỗ.
Giờ đến đoạn làm nước màu (nước hàng). Tốt nhất là nên sử dụng kết hợp hai loại nước làm màu. Chọn một cái nồi sạch dùng để kho thịt dặt lên bếp, nổi lửa nhỏ liu riu để lòng nồi khô sạch. Khi thấy lòng nồi đã khô hết nước và nóng đủ độ (chớ có cho ngón tay vào thử nhé vì da ở đầu ngón tay rất mỏng và nhạy cảm, bỏng là cái chắc) thì cho vào nồi 2 hay 3 thìa canh đường cát trắng tuỳ theo ý thích ăn ngọt nhiêu hay ít. Lập tức lấy đũa nấu đảo đường liên tục cho đến khi đường chảy ra và chuyển màu sang màu vàng đậm rồi cánh gián nhạt thì đổ 1/3 bát ăn cơm nước ấm (Nước sôi cũng được) vào và tiếp tục quấy cho đướng thắng hoà tan với nước rồi tắt bếp, nhấc nồi ra ngoài cho nguội bớt khoảng 6 phút thì cho tất cả số thịt đã thái vào nồi dùng đũa nấu đảo đều cho thịt ngấm nước đường thắng.
Lúc ấy mới cho loại nước màu cốt dừa được bán sẵn vào trộn thêm (Đừng cho nhiều nước màu cốt dừa quá, nếu không khi ăn sẽ có mùi hơi khó chịu). Giờ thì nêm nước mắm, bột canh ít nhiều tuỳ khẩu vị, đảo kỹ rồi đặt lên bếp, đạy kín vung để lửa riu riu, kho trong khoảng 2 giờ đồng hồ là có thể ăn ngay được.
Yêu cầu kỹ thuật: Miếng thịt phần nạc thì chắc nhưng mềm, bì ngấu nhưng không bở, phần mỡ ngậm trong miệng tan ra dần dần, miếng thịt đượm mùi thơm. Nước thịt kho đủ chan cơm.
(Thêm vài gắp dưa cải củ nữa thì tuyệt cú mèo đấy)
Thịt kho Tàu là một món ăn ngon, bổ và có thể để lâu (khoảng hơn một tuần). Tự làm một nồi kho Tàu cho bản thân vừa miệng như mình muốn cũng thú lắm đấy, nhất là khi chế biến, vừa làm vừa hát hay ngâm bài thơ dưới đây mà chẳng sợ...mẹ con...con nào thì thật là sướng nhá:
Con gì ăn lắm nói nhều
Chóng già, lâu chết, miệng kêu "Xiền xiền"...
Chào thân ái và quyết thắng! Chúc các vị may mắn! Há há há! ái.. ái....ái............!
__________________________________
Các bạn có thể xem bài viết gốc tại đây
2 comments:
Y như cái tựa đề tags... nhảm thiệt :D :D :D
thì đúng là nhảm thật mà =))
Post a Comment