Wednesday, August 23, 2006

Đường Lâm một chiều mưa.

DSC_2371_bw.jpg

Bọn tôi phóng xe từ Hà Nội thẳng cao tốc Láng-Hòa Lạc lên thẳng Sơn Tây trong một ngày u ám mây. Đến ngay cổng chào ở  xã
Đường Lâm thì mưa đã ào ào như trút nước. Cổng chào này cũng đã cũ kỹ lắm rồi, cánh cổng thì bên còn bên mất. Một cảm giác thú vị một chiều mưa Đường Lâm. Tôi xin trích đoạn một vài thông tin về địa danh này để các bạn tham khảo, nguồn: http://wikipedia.org



Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, Khâm sai đại thần, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Phan Kế Bính... Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua - Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1864 (đời vua Lê Vĩnh Tộ) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...).

Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).

Nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và chất lượng tương của làng không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần (Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây...).

9 comments:

Ocean said...

Lâu rồi mới lại thấy ảnh mới của anh KCS, cách đây một tuần cũng nghe lời rủ rê của mấy đứa bạn ra DL chơi, và thấy thích. MR KCS cũng đi chơi à/

flameandrain said...

Con đường vắng, rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai, tóc xoã, vai mềm...

Redbull said...

Hê, chờ thêm để lại dùng PS "trang điểm" chứ gì :) Cứ thử đưa "mặt mộc" cho bà con đánh giá xem sao nào. Cái đó đẹp mà, không sợ bị ai chê đâu :))

Ocean said...

oaí, nghe hấp dẫn nhỉ. Anh bị bóc tẩy rồi nhé, show hàng đi

Redbull said...

Đề nghị đồng chí post cái pix bộ ba: nước chè, trầu không và thuốc lá cho bà con thưởng thức đi. Cái đó chị khâm phục cực :D

kiemchacsu said...

Hehe, pa` chi no'ng we', cho` them 1 chu't deee ;))

rin said...

úi anh ơi anh có quen VESPINO ko mà sao cách hai người giới thiệu về Đường Lâm giống nhau thế ko bít! Tụi e cũng dự định đi hôm 2-9 vừa rùi đấy nhưng rồi bị cancel bởi những lí do khách quan, tiếc lắm anh a,vì tụi e cũng định dựng ảnh ở đấy,nhưng mừ bữa nay view blog a e được xem ảnh ĐL rùi cũng đỡ tiếc phần nào ;-P

kiemchacsu said...

@Rin: anh không biết Vépino là ai, chắc là một sự tình cờ thú vị! :D (Tuong em ở HCMC nhỉ, te' ra cũng ở HN a`)

rin said...

e o Xì Gòn nhưng mừ ra HN thực tập 1 tháng, hum ni là 2 tuần rùi...anh chụp nhìu ảnh nữa đi, share cho e xem với nào, e cũng thix nhìn đời sau các loại chất liệu bằng kính lắm lắm...