Daniel Libeskind gọi thiết kế của ông cho bảo tàng Do Thái ở Berlin là "Between the lines". Mặt bằng hình dạng zic-zac và bị chia cắt bởi 1 đường thẳng. Các không gian trống gọi là "khoảng trống" kéo dài chiều cao của công trình tại các mặt giao cắt. Mặt đứng ốp kẽm được bao phủ bởi các nhát cắt hình học - các ô cửa sổ. Ba đường dẫn băng ngang qua tầng hầm: Trục Tha Hương (Axis of Exile), Trục Thảm Sát (Axis of Holocaust) và Trục Tiếp Diễn (Axis of Continuity) - Trục dẫn lên các tầng cao hơn của bảo tàng.Daniel Libeskind sinh năm 1946 tại Ba Lan, sau đó di cư qua Israel và tiếp đó là New York. Nói về kiến trúc của mình, ông nói: "Điều quan trọng là sự trải nghiệm mà bạn có từ nó, sự giải thích được để mở"
1. Mặt đứng công trình.
2. Đường hầm dẫn xuống tầng ngầm của bảo tàng.
3.
4. Các trục đường dẫn
5. Cửa vào "Hầm thảm sát", mô phỏng lại hầm giết người hàng loạt bằng khí gas của Đức Quốc Xã
6. Ở trong không gian này, tôi như lạc vào một không gian địa ngục với chỉ 1 nguồn sáng le lói ở trên cao. Cảm giác mình có thể nghe thấy và cảm thấy được sự cô lập của bóng tối, có thể thấy được những âm thanh vầ ánh sáng bên ngoài, nhưng rất xa-vang vọng-và vô vọng.
7. Trục Tha Hương dẫn đến Vườn Tha Hương. 49 cột bê tông bao phủ trên mặt đất theo hình vuông, đứng vuông góc với một mặt đất nghiêng. Trên đỉnh cột trồng cây Ô-liu. Hình dạng của vườn-hình vuông-là hình dạng vuông hoàn chỉnh duy nhất trong công trình.
8. Khoảng trống tưởng niệm.
9. Tác phẩm sắp đặt "Salechet" của Menashe Kadishman trước hết là sự tưởng niệm đến các nạn nhân của vụ thảm sát. Nhưng ông đã tiến xa hơn điều này và dành tặng tất cả các nạn nhân vô tội của bạo lực và chiến tranh. Tiêu đề "Những chiếc lá rơi" có thể hiểu là sự từ chối tiền định và hy vọng vào một cuộc đời mới đang được ươm mầm.
10. Khi bước lên những tấm kim loại này, tôi tưởng như mình lạc vào một nghĩa địa với những tiếng thất thanh kêu cứu. Đây là không gian mà tôi cho rằng nó tác động mạnh mẽ nhất đến cảm xúc của tôi khi đến thăm bảo tàng này.
P.S: thông tin để viết bài được lấy từ một số nguồn thông tin trong bảo tàng. Không tự ý sao chép bài viết khi chưa được sự đồng ý của tác giả.
15 comments:
anh con o Berlin khong, e cung den Berlin :)
@Van: ok, em cu lay ma dung.
@Bong: anh vua ve xong em a, gio dang o Bi roi.
@All: thanks.
Nhin` co" cai" cam? jac" ra^t" kho" chju... tu` tung".... >"<...
hey...Co giao em dang giang ve cong trinh nay`. Anh cho em cop' nhe'. Cam on anh nhieu`
hay quá, thú vị hơn là những đồ án ở trường anh nhể
ảnh của anh cung làm xúc động
Doc entry cua anh thay duoc nhieu dieu qua'. Em den tham noi nay roi, nhung ko co an tuong ve kien truc nhu vay, toan lang thang di doc ve cac moc lich su thoi :(
Thanks entry cua anh :)
Gai góc !
Fantastically impresive!
@Thoa: rất vui vì em cùng chia xẻ.
@Thanhvu: uh, tớ cũng thích bức số 8.
Daniel Libeskind bậc thầy về thiết kế bảo tàng và những khu tưởng niệm! Một thế hệ mà tác giả đã trải qua! Ngàn lần khâm phục và ngượng mộ.
Bức số 8 tớ thích nhất! TFS
@phu: Ghi nhận ý kiến của bạn. Tuy nhiên có lẽ ý tác giả trong tác phẩm sắp đặt (9 và 10) hơi khác so với ý bạn liên tưởng. Nhưng không sao, quan trọng là cảm xúc, sự diễn giải là gợi mở. Daniel nói vậy mà.
hihi... vi k fai ai cung nhin ra dc van de thi moi co nhung nha kien truc va nhiep anh noi tieng chu nhi. Chuc a thanh cong tren con duong su nghiep dai fia truoc.
Loạt này ánh sáng và bố cục rất đẹp. Mới xem thì rõ là cái số 8 ngon nhất, nhưng tớ cũng thích cái số 5 (khi có thêm thông tin mà bạn cung cấp).
Xem cái 9 & 10 lại nhớ đến The Wall của Pink Floyd, đoạn từng con người đứng trên băng chuyền đưa qua cỗ máy để biến thành công cụ chiến tranh. Tác phẩm sắp đặt này đúng là rất ấn tượng.
Y tuong sap dat qua la tuyet voi! Qua lanh lung nhung day bieu cam!
Lạnh lùng mà thân thiện.
Post a Comment